Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của các công ty chứng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) PHÁP LUẬT về HUY ĐỘNG vốn TRONG LĨNH vực CHỨNG KHOÁN THỰC TIỄN THỰC HIỆN và một số đề XUẤT CHO các CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 66 - 70)

chứng khoán

Như đã đề cập ở chương I, hoạt động huy động vốn của các CTCK chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố khác nhau. Ở phần này tác giả sẽ đi vào làm rõ các yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào tới nghiệp vụ huy động vốn của CTCK

2.2.3.1. Yếu tố khách quan

- Hành lang pháp lý

Nghiệp vụ huy động vốn của công ty chứng khoán bị ảnh hưởng rất nhiều bởi hành lang pháp lý. Nếu không có hành lang pháp lý, không có các quy định và chế tài thì thiết nghĩ rằng sẽ thoải mái hơn cho các công ty chứng khoán tự do huy động vốn, công ty nào giỏi hơn thì huy động được nhiều vốn hơn. Vốn vay nợ có thể gấp mười, hai mươi lần vốn chủ sở hữu. Các CTCK có thể dùng mọi cách để huy động để phục vụ nhu cầu của mình mà không cần lo sợ về việc sẽ vi phạm quy định của pháp luật. Thay vì phát hành trái phiếu với lãi suất cao và thủ tục rườm rà thì đi huy động tiền gửi của nhân dân vừa đơn giản vừa đơn giản và linh hoạt. Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra thì không phải vậy, việc huy động vốn không có kiểm soát sẽ dẫn đến việc tăng trưởng nhanh, không bền vững và có thể tạo ra bong bóng thị trường chứng khoán. Ví dụ, nếu không có quy định về tổng nợ chỉ được tối đa 5 lần vốn chủ sở hữu thì các CTCK mạnh ai đó vay nợ, vay càng nhiều càng tốt, càng có tiền để mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, việc đi vay quá nhiều có thể dẫn đến việc mất khả năng trả nợ nếu công ty không kiểm soát tốt, làm ăn không hiệu quả. Một công ty vỡ nợ có thể dẫn tới hiệu ứng dây chuyền cho toàn bộ thị trường, ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế.

- Yếu tố kinh tế và chính trị

Chứng khoán hiện tại đang được coi là thước đo sức khỏe của nền kinh tế. nền kinh tế tốt, thị trường chứng khoán tăng trưởng, giúp nhu cầu nguồn vốn cao hơn, từ đó tạo động lực cho việc huy động vốn. Bên cạnh đó, nền kinh tế càng phát triển thì thu nhập của cư dân càng cao, nguồn tiền nhàn rỗi ngắn hạn của các doanh nghiệp càng nhiều dẫn tới việc huy động nguồn của các CTCK cũng trở nên dễ dàng hơn. Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định giúp cho các chủ thể có động cơ và niềm tin vào các hình thức đầu tư sinh lợi khác nhau. Bên cạnh đó, một đất nước có nền

50

chính trị ổn định sẽ làm cho người dân yên tâm làm ăn sinh sống, không có tư tưởng tích luỹ do lo sợ sự bất ổn. Như vậy cũng góp phần đáng kể vào việc huy động nguồn của CTCK. Hơn nữa, chứng khoán hiện tại đang được coi là thước đo sức khỏe của nền kinh tế. nền kinh tế tốt, thị trường chứng khoán tăng trưởng, giúp

- Yếu tố văn hoá xã hội; tâm lý và hành vi của dân cư

Hiện tại, đại đa số người dân dặc biệt là các cá nhân vẫn cho rằng ngân hàng là nơi an toàn nhất để gửi tiền. Họ chỉ yên tâm khi tiền của họ ở két, trong ngân hàng, mua vàng hoặc thậm chí là mua bất động sản. Chính tư duy cũ này đã kìm chế sự tăng trưởng giá trị của đồng tiền, khiến cho nguồn tiền không được đa dạng hoá khả năng sinh lời. Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến việc huy động của CTCK đặc biệt là bằng hình thức đi vay các cá nhân và tổ chức kinh tế khác bởi những chủ thể này chưa có sự tin tưởng vào CTCK cũng như chưa thật sự thay đổi được tư tưởng cũ trong việc tiết kiệm tiền. Vì vậy, việc mở rộng hoạt động kinh doanh và thị trường của các CTCK phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố văn hoá, thói quen và hành vi của người dân. Mọi biến động của nền kinh tế từ tiêu cực tới tích cực đều tác động lên nhu cầu sử dụng vốn của các CTCK. Khi nền kinh tế đi lên, các nhà đầu tư có niềm tin vào việc thị trường chứng khoán cũng đi lên và có thể thực hiện đầu tư vào các mã cổ phiếu, để có tiền đầu tư thì ngoài vốn tự có, vốn vay margin của các CTCK cũng được sử dụng như vậy dẫn đến nhu cầu nguồn cao hơn. Ngược lại, khi nền kinh tế có xu hướng đi xuống thì người dân thường có tâm lý tìm tới các tài sản trú ẩn an toàn như vàng, khiến cho nhu cầu vay margin đầu tư giảm đi dẫn đến nhu cầu vốn giảm.

2.2.3.2. Yếu tố chủ quan

- Quy mô, mạng lưới và xếp hạng công ty

Để biết được quy mô công ty có lớn không thì đơn giản nhất là nhìn vào tổng tài sản của công ty, sau đó là tới mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch của CTCK đó. Công ty có quy mô và mạng lưới càng rộng thì nhu cầu vốn càng cao và việc huy động cũng dễ hơn do công ty đã có danh tiếng trên thị trường, tạo được sự uy tín và tin tưởng của mọi đối tác bao gồm cả tổ chức tín dụng, cá nhân và tổ chức kinh tế khác.

51

Bảng 5: Cấu trúc nợ phải trả của các công ty chứng khoán tại thời điểm 30.06.2021

Tổng tài sản Nợ phải trả

Vay và nợ thuê tài sản chính ngắn hạn

VCSH

DVTC (margin)

Nguồn: Theo số liệu BCTC bán niên công bố trên website của các CTCK Theo như bảng trên có thể tư duy ra rằng nợ phải trả tỷ lệ thuận với tổng tài sản và vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, đối với các khoản vay nước ngoài, các đối tác nước ngoài (thường là các ngân hàng nước ngoài) không thể nắm rõ vị thế cũng như tình hình kinh doanh, danh tiếng của CTCK trong nước được nên họ thường chỉ có căn cứ duy nhất là dựa vào bảng xếp hạng của các tổ chức xếp hạng uy tín như Standard & Poor's (S&P), Moody's, và Fitch Group. Nếu các CTCK được các tổ chức xếp hạng này đánh giá tốt thì sẽ là một trong những lợi thế rất lớn khi thực hiện vay vốn vì sẽ dễ được phê duyệt và mức lãi suất cũng tỷ lệ nghịch với mức xếp hạng, xếp hạng càng cao thì mức lãi suất có thể đàm phán càng tốt. Không những thế, với một mức xếp hạng cao thì CTCK còn có thể thực hiện vay vốn bằng chính uy tín của mình mà không cần tài sản đảm bảo hay sự bảo lãnh của bất kì bên thứ ba nào.

Nhìn chung, khi quy mô công ty lớn và có danh tiếng trên thị trường thì không chỉ các ngân hàng tìm tới CTCK để mời chào các dịch vụ tín dụng mà cá cá nhân, doanh nghiệp khác cũng yên tâm gửi gắm tài sản của họ. Với lợi thế như vậy, các CTCK có thể thực hiện vay vốn mà không tốn chi phí mô giới, giảm thiểu được chi phí lãi suất do dàm phán mức lãi suất thấp, không mất chi phí cơ hội cho việc thế chấp tài sản đảm bảo, khồn mất chi phí bảo lãnh và một loạt các chi phí phát sinh khác trong quá trình thực hiện khoản vay.

52

- Mục tiêu kinh doanh và lợi nhuận

Vào quý cuối của mỗi năm, các CTCK đã phần nào dự tính được lợi nhuận cả năm đó và tiến hành lập kế hoạch cho năm kinh doanh tiếp theo. Dựa vào kế hoạch và mục tiêu lợi nhuận đó, bộ phận nguồn vốn sẽ thực hiện xây dựng kế hoạch huy động. Việc huy động nhiều hay ít, hình thức huy động như thế nào, chi phí vốn bình quân là bao nhiêu phụ thuộc vào kế hoạch quy mô và lợi nhuận. Nếu CTCK có mục tiêu mở rộng thị trường, chiếm lĩnh thị phần và thu hút khách hàng thì công ty có thể chịu chi phí huy động cao, như vậy sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận nguồn vốn hơn so với các công ty khác đặc biệt là khả năng tiếp cận nguồn từ tổ chức kinh tế hoặc cá nhân khác. Đối với công ty đặt mục tiêu lợi nhuận lên đầu tiên thì phải cân nhắc, lựa chọn một nguồn vốn với chi phí rẻ. Và tất nhiên như vậy thì cơ hội tiếp cận nguồn vốn của CTCK cũng bị thu hẹp lại. Như vậy, lợi nhuận và mục tiêu kinh doanh càng rõ ràng thì công ty càng có cơ sở để thực hiện tìm kiếm nguồn vốn với chi phí phù hợp, thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn.

- Trình độ, năng lực của nhân sự

Yếu tố con người là quan trọng trong hầu hết tất cả các ngành nghề. Đối với những cán bộ trực tiếp làm việc trong phòng nguồn vốn thì trình độ và năng lực của họ sẽ quyết định rất nhiều đến chất lượng nguồn vốn mà họ huy động được. Nói như vậy vì họ là những nhân tố trực tiếp tìm kiếm, đàm phán, sắp đặt để thực hiện được các giao dịch huy động vốn. Đối với chuyên viên cân nguồn thì khả năng sắp xếp nguồn của họ sẽ giúp công ty luôn có tấm đệm thanh khoản vừa đủ để không bị mất khả năng thanh khoản mà lại không bị lãng phí nguồn. Cách điều phối các nguồn thu chi sao cho hợp lý là yếu tố quan trọng thể hiện sự hiệu quả trong sử dụng vốn. Một chuyên viên huy động nhanh nhẹn, khéo léo và có trình độ sẽ có thể tìm kiếm và đám phán để kéo về được những nguồn vốn hợp lý về cả thời gian và chi phí. Cán bộ quản lý sẽ là người đưa ra những quyết định bằng cách nhìn vào tổng thể tình hình của công ty. Nhìn chung, yếu tố con người ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng hoạt động nguồn vốn của CTCK

- Yếu tố công nghệ của công ty

Ngày nay, công nghệ là một yếu tố được quan tâm trong tất cả các ngành nghề kinh doanh. Đặc biệt là đối với một ngành mà cần sự nhanh chóng, chính xác, tiện

53

lợi, thân thiện với người dùng như lĩnh vực chứng khoán thì công nghệ ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của khách hàng. Ví dụ, có thể mở tài khoản giao dịch chứng khoán ngay trên ứng dụng của công ty, sau đó thực hiện nạp tiền vào tài khoản đầu tư chỉ trong vài giây, thực hiện mua trái phiếu của công ty phát hành trên điện thoại mà không cần đến quầy giao dịch. Nếu như vậy thì nhà đầu tư có thể quyết định việc mua trái phiếu rất nhanh và bất kì khi nào có nguồn tiền nhàn rỗi thì họ có thể thực hiện đầu tư chỉ bằng một vài thao tác nhỏ. Như vậy sẽ đem lại nguồn tiền cho công ty một cách nhanh chóng và hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Yếu tố quy trình, quy định nội bộ

Theo cách tư duy thông thường thì các quy định, quy trình nội bộ sẽ có xu hướng hỗ trợ cho việc huy động nguồn được hiệu quả và đây cũng là mục tiêu quản trị của ban lãnh đạo các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, thực thế cho thấy thường thì không phải như vậy. Các quy trình, quy định của công ty phần nào hạn chế các cơ hội tiếp cận nguồn vốn của công ty chứng khoán. Đặc biệt là quy trình huy động rườm rà, phức tạp, qua quá nhiều các phòng ban không liên quan khiến cho một số trường hợp không thể thực hiện huy động mặc dù lãi suất vô cùng hợp lí. Hoặc công ty có khẩu vị rủi ro quá an toàn, tự đề ra các mức thấp hơn nhiều so với sự cho phép của cơ quan quản lý, như vậy cũng khiến hạn chế việc huy động vốn. Nhưng nếu nhìn về mặt quản trị rủi ro thì các quy trình, quy định này thường sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro trong qua trình huy động vốn như thực hiện giao dịch khiến các tỷ lệ an toàn bị đe doạ hoặc vượt thẩm quyền cho phép.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) PHÁP LUẬT về HUY ĐỘNG vốn TRONG LĨNH vực CHỨNG KHOÁN THỰC TIỄN THỰC HIỆN và một số đề XUẤT CHO các CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 66 - 70)