Ảnh hưởng của đường kính đầu cắt đến độ nhám bề mặt rãnh cắt

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến chất lượng bề mặt khi gia công hợp kim SKD 11 bằng laser (Trang 106 - 107)

6. Bố cục của luận án

4.1.2.3Ảnh hưởng của đường kính đầu cắt đến độ nhám bề mặt rãnh cắt

Ảnh hưởng của đường kính đầu cắt đến nhám bề mặt được thể hiện như hình 4.8, đường kính đầu cắt được khảo sát từ d = 2.5  5.0 mm tại vận tốc cắt, v = 1500  1800mm/ph, khi gia công bằng laser luồng khí có ảnh hưởng đến chất

lượng vết cắt như trình bày ở trên áp suất khí hỗ trợ tăng thì độ nhám sẽ giảm

Khi đường kính đầu cắt lớn (d = 4,5 mm) ở vận tốc cắt nhỏ (1500mm/ph), độ nhám bề mặt tăng do lượng nhiệt tập trung quá lâu dẫn đến hình thành nhiều vân trên bề mặt, điều này cho thấy vận tốc là yếu tố ảnh hưởng chính đến chất lượng bề mặt.

Qua các kết quả thực nghiệm thấy rằng khi đường kính đầu cắt tăng (2,5 mm  4,5 mm) tại công suất laser 2400 W, vận tốc cắt 1800 mm/ph thì độ nhám

bề mặt có xu hướng tăng từ 4,016 µm  4,402 µm . Tuy nhiên tại một áp suất cố định (Pk = 1,4 MPa), đường kính đầu cắt tăng mạnh (d = 5,0 mm) sẽ làm dòng khí hỗ trợ bị phân tán dẫn đến luồng khí hỗ trợ không đủ để loại bỏ vật liệu ra khỏi bề mặt gia công, khi đó lượng kim loại nóng chảy không có đường thoát có thể có hiện tượng trào ngược lên bề mặt của phôi, phá hỏng vết cắt, độ nhám bề mặt tăng, xuất hiện xỉ trên bề mặt rãnh cắt dưới (hình 4.5).

Bảng 4.6. Giá trị bề nhám bề mặt (Ra) ở đường kính đầu cắt (d) khác nhau

Đường kính đầu cắt d (mm) Vận tốc cắt, v (mm/ph) 1500 1650 1800 Nhám bề mặt, Ra (µm) 2,5 4,676 4,466 4,016 3,5 4,736 4,676 4,196 4,5 4,856 4,694 4,402

90

4.2 Nghiên cứu xây dựng mô hình thực nghiệm chiều rộng rãnh cắt khi gia công bằng laser trên vật liệu SKD 11

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến chất lượng bề mặt khi gia công hợp kim SKD 11 bằng laser (Trang 106 - 107)