Bộ và chính quyền địa phương cần ban hành cơ chế phân cấp quản lý để đảm bảo đổi mới căn bản cơ chế quản lý, đổi mới phương thức cung ứng dịch vụ công trong việc quản lý hoạt động văn hóa của quận Hà Đông. Cần nghiên cứu, đổi mới việc xây dựng và ban hành quy chế khung cho quản lý hoạt động văn hóa của quận mang tính chất mở, không gò bó, cứng nhắc,
dập khuân, hướng đổi mới quản lý theo tính chất dịch vụ. Các cơ quan quản lý cần đổi mới cơ chế quản lý văn hoá theo hướng dịch vụ công. Đó là những hoạt động phục vụ nhu cầu cần thiết của nhân dân. Đây là hoạt động không vụ lợi, không vì mục đích kinh doanh và hoạt động theo các tiêu chí, quy định nhà nước, chức năng trực tiếp cung ứng dịch vụ công hiện nay phần lớn do các tổ chức sự
nghiệp công thực hiện. Thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Hiện rất nhiều đơn vị sự nghiệp công đã tự chủ 40-50% về kinh phí hoạt động thường xuyên, tăng được thu nhập cho viên chức, bảo đảm cho viên chức yên tâm làm việc, cống hiến. Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp văn hóa, các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực văn hóa theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó cần thúc đẩy cổ phần hoác các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực văn hóa.
Cùng với các nhà văn hóa, trung tâm văn hóa khác, quận Hà Đông cần lập đề án, kế hoạch chuyển sang phương thức hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, phi thương mại hóa nhằm đáp ứng tối đa, công bằng, lành mạnh nhu cầu đời sống văn hóa đại chúng và thị trường văn hóa ở đô thị trên toàn quận, cũng như địa bàn lân cận. Việc tăng quyền hạn cho người đứng đầu các nhà văn hóa, trung tâm văn hóa tự chủ về tài chính là phù hợp bởi sẽ tạo được sự chủ động, linh hoạt trong việc sắp xếp, tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công. Những đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính, trong khi vẫn đảm bảo hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, nhờ “làm kinh tế” nên có điều kiện về tài chính để đảm bảo cuộc sống cho viên chức trong đơn vị cũng đã trực tiếp giúp nhà nước không phải bố trí ngân sách để trả lương.