Để có những định hướng như chúng tôi đã nêu ra ở trên, mỗi sinh viên đã trải qua một quá trình thu thập thông tin và lựa chọn ra những điều phù hợp
Dự định sau khi ra trường Giới tính
Nam Nữ
Tìm ngay một việc làm có liên quan đến ngành học 40 8 36 4
Làm bất cứ việc gì mang lại thu nhập 25 27 9
Tiếp tục học nâng cao chuyên ngành 25 21 4
Học ngay một ngành khác 5 3 3 2
Nghỉ ngơi một thời gian 3 9 8 4
Khác 0 2 6
với bản thân mình Vậy ai là người định hướng việc làm cho sinh viên và sinh viên đánh giá về mức độ tin cậy của những nguồn thông tin này như thế nào?
21 2 Gia đình Gia đình Bạn bè Nhà trường 7 4 4 8 54 5 Các tổ chức xã hội Truyền thông đại chúng 10 8
Biểu đồ 2 5: Đối tượng định hướng việc làm cho sinh viên (đơn vị: %)
Gia đình trong bất cứ một xã hội nào và trong bất kỳ một vấn đề nào cũng đóng một vai trò quan trọng Gia đình là môi trường xã hội hóa quan trọng bậc nhất và cũng là yếu tố có sự tác động nhiều nhất đến việc hình thành định hướng việc làm cho sinh viên Người con ở càng lâu với gia đình thì ảnh hưởng của thiết chế này đối với họ càng lớn Bên cạnh đó, sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng và sự tiếp cận của sinh viên đối với các phương tiện này cũng ngày càng dễ dàng hơn, đặc biệt là đối với Internet Chính vì vậy, yếu tố này cũng được sinh viên đánh giá cao
Nhà trường là cơ sở đào tạo, là nơi cung cấp tri thức, cung cấp các kỹ năng liên quan đến công việc Tuy nhiên, nhà trường lại không phải là nơi đóng vai trò quan trọng giúp sinh viên định hướng việc làm Điều này cũng lí giải phần nào “sự gián đoạn” giữa nhà trường và thị trường lao động Khi
chúng tôi tìm hiểu về mức độ tin cậy của các nguồn thông tin này thì nhà trường cũng không được đánh giá cao
Bảng 2 5: Đánh giá mức độ tin cậy của các nguồn thông tin giúp sinh viên định hướng việc làm (đơn vị: %)
Nguồn thông tin từ gia đình được sinh viên đánh giá nhiều ở mức độ tin cậy và rất tin cậy Nguồn thông tin từ bạn bè và các phương tiện truyền thông đại chúng được đánh giá tin cậy ở mức trung bình Các thông tin từ nhà trường và các tổ chức xã hội như đoàn thanh niên, hội sinh viên… không được sinh viên đánh giá cao thậm chí là bị cho là “không đáng tin cậy” Điều này cho thấy nhà trường đã không phát huy được hết vai trò của mình khi hướng nghiệp cho sinh viên Bên cạnh gia đình, nhà trường cũng là một môi trường xã hội hóa quan trọng, là nơi sinh viên gắn bó phần lớn khoảng thời gian trong quãng đời đi học Nếu như gia đình là nơi giúp cá nhân hình thành nên các giá trị, cách ứng xử… trong cuộc sống thì nhà trường là nơi cung cấp
Nguồn thông tin
Các mức độ Tổng Rất tin cậy Tin cậy Bình thường Không tin cậy Rất không tin cậy Tổng Gia đình 21 6 56 7 10 8 7 8 3 0 100 Bạn bè 3 0 19 5 51 9 17 3 8 2 100 Nhà trường 2 2 10 4 29 4 48 9 9 1 100 Các tổ chức xã hội 3 9 6 9 16 31 6 41 6 100 Truyền thông đại chúng 10 29 33 3 13 4 13 9 100
kiến thức làm nền tảng cho cuộc sống của cá nhân trong tương lai Trong trường hợp này, nhà trường đã không phát huy tối đa vai trò của mình
“Nhà trường hàng năm cũng tổ chức các hội chợ việc làm, mời các doanh nghiệp đến tuyển dụng trực tiếp nhưng em thấy vẫn còn mơ hồ Ngoài những hoạt động ấy ra thì cũng không thấy thông tin gì”
(Nữ, năm thứ 3, nông thôn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)
“Các thấy cô cũng hay kể chuyện về việc đi xin việc làm của bản thân, của các anh chị khóa trên”
(Nam, năm thứ 2, miền núi, Trường Đại học Dân lập Phương Đông)
Mạng xã hội với các mối quan hệ chằng chịt là nơi ta trao đổi, thu thập thông tin trong cuộc sống, trong đó có các thông tin về việc làm Các mạng xã hội như gia đình, bạn bè, các tổ chức xã hội đóng góp vai trò quan trọng giúp sinh viên định hướng việc làm