Đọc đoạn trích dưới đây và cho biết đoạn trích nhắc đến những phong tục nào Ông Táo đồng thời là thần Đất bảo vệ vườn cho gia chủ nên cũng gọi là Thổ

Một phần của tài liệu Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 TỈNH HÀ TĨNH (Trang 31)

Ông Táo đồng thời là thần Đất bảo vệ vườn cho gia chủ nên cũng gọi là Thổ công. Nơi ông trị vì là bếp núc, nên cũng gọi là ông Bếp. Ngày ấy, người ta cúng ông một lễ gọi là Lễ đưa ông Táo. Lễ phẩm ngoài mâm cỗ như các cỗ cúng khác, nhưng trong đó dù sao cũng có một con cá gáy (cá chép) cả con, lấy ý nghĩa rằng cá gáy có thể hoá rồng và như thế là đóng góp phương tiện cho ông Táo về Trời. Cũng vào ngày này, người ta trồng một cây nêu ở trước sân, ngoài ý nghĩa đuổi quỷ cho chúng biết là đất có chủ, như có kể trong một truyện cổ tích phổ biến, còn có ý nghĩa để cho ông Táo nhận ra nhà của mình khi trở về. Thông thường cây nêu chỉ là một cây tre nhỏ phạt hết cành, trừ ngọn. Vào khoảng lưng chừng, có nơi buộc cành đa lá dứa, có nơi treo ít tờ giấy tiền, vài thoi vàng giấy có màu sắc khác nhau, có nơi không buộc cây gì cả. Cây nêu thường để vậy cho đến mồng 7 tháng Giêng năm sau cũng là thời điểm ông Táo trở về.

Do có việc ông Táo – Thổ công vắng mặt trong mấy ngày trên, nên những ngày đó người ta kiêng không đào bới đến đất. Về sau này sự kiêng khem chỉ hạn chế trong phạm vi ngày mồng một. Trong ngày đó người ta thường quan tâm đến kẻ nào đạp lên đất của nhà mình đầu tiên, quen gọi là đạp đất (Hương Sơn, Đức Thọ) hay đập đất (Can Lộc, Thạch Hà), nếu đó là một người hiền lành, sởi lởi, vui tính thì không gì tốt bằng, còn như kẻ keo kiệt, xấu bụng, hay cáu gắt thì cho là bất lợi.

(Theo Nguyễn Đổng Chi (Chủ biên), Địa chí văn hoá dân gian Nghệ Tĩnh,

NXB Khoa học xã hội, 2003)

Một phần của tài liệu Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 TỈNH HÀ TĨNH (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)