Như đã trình bầy trong chương 1, IIoT bao phủ miễn truyền thông từ máy móc đến máy móc (machine to machine) cùng như truyền thông IoT cho công nghiệp với công nghệ truyền thông có thể tuân theo chuẩn công nghiệp như WirelessHART, ISA.100.11a hay theo chuẩn truyền thông như 802.11n, ac, 4G/5G,…. Sự khác nhau về công nghệ truyền thông đã dẫn tới các thiết biết IIoT có thể hoạt động ở các tần số khác nhau. Điều này dẫn tới yêu cầu anten đa băng, đáp ứng đa công nghệ cho thiết bị IIoT nhằm làm tăng độ linh động cho các thiết bị IIoT khi triển khai trên thực tế.
Cũng như đã được phân tích trong chương 1, công nghệ truyền thông đi động 4G/5G ngày nay không chỉ có thuận lợi về vùng phủ sóng, gia tăng khoảng cách thu thập thông tin cho các thiết bị mà còn không bị giới hạn về tốc độ cũng như băng thông như trước đây. Bên cạnh đó, công nghệ 5G 802.11n, ac tuy hạn chế về khoảng cách nhưng với việc được phổ biến rộng rãi, sóng WiFi gần như có mặt tại
42
khắp mọi nơi không chỉ trong đời sống sinh họat thường ngày của con người như trong nhà, trong văn phòng, trong khu thương mại, … tạo nên tòa nhà thông minh, thành phố thông minh mà còn hiện hữu trong cả các khu công nghiệp tạo nên các nhà máy thông minh, khu sản xuất thông minh.
Hình 3.1: Truyền thông 4G/5G trong công trường thông minh
Chính vì vậy, các băng tần phổ dụng của truyền thông 4G/5G và 802.11n, ac thường được chọn trong các thiết kế anten đa băng để tăng độ linh hoạt cho thiết bị, đây cũng chính là lý do em cũng lựa chọn các băng tần phổ dụng này cho thiết kế anten trong luận văn của mình.