(a) (b) Cấu trúc anten tái cấu hình kết hợp vòng ring và trăng khuyết

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu Anten vi dải có mặt bức xạ tròn cho truyền thông IIoT (Trang 58)

3.2.3. Thiết kế anten

Thiết kế chi tiết của anten đề xuất dược trình bày trong hình 3.7, cấu trúc của anten vòng ring SRR bao gồm 3 phần : miếng patch bức xạ phía trên, mặt đất khuyết và chất nền. Lớp chất nền được làm từ vật liệu FR4 có hằng số điện môi 4.3 và độ dày 1.6 mm, kích thước của anten được tính toán và tối ưu bằng phần mềm CST, được trình bày trong Bảng 3.2. Tổng kích thước của anten đề xuất khá nhỏ gọn, đạt 30𝑥30𝑥1.6 𝑚𝑚3.

Bảng 3.2: Kích thước của anten vòng ring kép tái cấu hình

Tham số Kích thước (mm) Tham số Kích thước (mm)

D 1.5 R1 13.5

Dr1 2.5 R2 6.6

Dr2 1.5 W 30

L 30 Wg 3

Lt 6 Wt 2

(a) Mặt trước (b) Mặt sau

Hình 3.7: (a) (b) Cấu trúc anten tái cấu hình kết hợp vòng ring và trăng khuyết

49

Tham số của anten có có cấu trúc ring SRR đề xuất được mô phỏng và tối ưu bằng phần mềm mô phỏng CST. Trong phần này, các đặc tính của anten như tham số tán xạ S11, mật độ dòng điện và đồ thị bức xạ 2D/3D được phân tích để thể hiện rõ nguyên lý hoạt động cũng như đặc tính của anten đề xuất.

3.3.1. Tham số tán xạ S11

Tham số tán xạ (S11) của anten được thể hiện như trong hình 3.8. Có thể thấy anten đề xuất có thể hoạt động ở ba băng tần với các dải hoạt động là 2.46-2.92 GHz (460 MHz), 3.75-5.83 (2.08 GHz) và 6.22-7.61 GHz (1.39 GHz). Các băng tần này bao gồm một số băng tần 4G LTE như băng tần số 12-14, số 38 và 41 và 5G dưới 10 GHz như băng 3.336 GHz, 3.8-4.2 GHz, 2.4-5 GHz, 6.4-7.25 GHz. Đồng thời băng tần hoạt động của anten cũng bao phủ băng tần 5GHz của công nghệ 5G WiFi.

Hình 3.8: Kết quả mô phỏng tham số S11của anten đề xuất

3.3.2. Phân tích dòng trên bề mặt của anten

Để giải thích nguyên lý hoạt động, mô phỏng phân bố dòng điện bề mặt được phân tích như chỉ ra trong hình 3.9. Có thể thấy, dòng điện chạy từ đường cấp điện vi dải đến vòng lớn và tập trung vào vòng lớn cũng như tác động một phần lên vòng nhỏ theo nguyên lý công hưởng từ SRR, do đó hiệu suất của anten có thể đạt được chế độ hoạt động đa băng tần.

50

Độ cộng hưởng 2.6 GHz tương ứng với bán kính hiệu dụng hình thành từ rìa trong của vòng lớn và rìa ngoài của vòng nhỏ được tính xấp xỉ trong phương trình (3.5).

𝑓2 = 1.84118 × 3.10

8

2𝜋 × (11 + 6.6) × 10−3 × √4.3= 2.4 (𝐺𝐻𝑧) (3.5)

Cộng hưởng 5.2 GHz được xác định theo cách tương tự. Rõ ràng có thể thấy dòng điện chạy từ đường cấp vi dải đến vòng tròn lớn và cảm ứng từ sang vòng nhỏ, tập trung ở mép ngoài của vòng nhỏ. Bán kính hiệu dụng của anten vòng là 8.1 mm, chịu trách nhiệm cho cộng hưởng ở băng tần này và được tính toán như sau:

𝑓1 = 1.84118 × 3.10

8

2𝜋 × 8.1 × 10−3 × √4.3 = 5.23 (𝐺𝐻𝑧) (3.6)

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu Anten vi dải có mặt bức xạ tròn cho truyền thông IIoT (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)