3. Cấu trúc của luận văn
3.4.1. Công suất nguồn phát và tốc độ dòng khí
Hình 3.5. So sánh tỷ lệ xử lý Rhodamine B với các công suất nguồn phát plasma khác nhau:1,3 W, 1 W và 0,7 W
Để tìm ra điều kiện tối ưu cho việc khử Rhodamine B bằng cách xử lý plasma, tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của công suất plasma và tốc độ dòng khí lên tốc độ khử. Hình 3.5 (A) cho thấy tốc độ xử lý tăng tuyến tính với công suất plasma: các hằng số tốc độ k lần lượt là 0.24 min-1, 0.18 min-1 và 0.13 min-1
tương ứng với công suất nguồn phát plasma lần lượt là 1.3 W, 1 W và 0.7 W. Kết quả thu được ở đây phù hợp với các phương trình (2) và (3) ở trên, vì khi tăng công suất nguồn phát, lượng electron năng lượng cao ∗ 𝑒 được tạo ra do các phản ứng plasma tham gia vào quá trình xử lý chất màu cũng tăng lên, qua
đó, tăng tốc độ xử lý chất màu. Tuy việc tăng công suất nguồn phát sẽ góp phần tăng tốc độ xử lý chất màu, song nếu liên tục sử dụng nguồn phát plasma ở công suất cực đại của thiết bị có thể gây ra hiện tượng nóng nguồn, hư hại linh kiện dẫn đến hư hại, giảm tuổi thọ của bộ thiết bịđược sử dụng trong quá trình thí nghiệm.
Hình 3.6. So sánh tỷ lệ xử lý Rhodamine B với tốc độ dòng khí khác nhau:4 l/min và 8 l/min
Hình 3.6 cho thấy tốc độ dòng khí Ar (4 l/min và 8 l/min) không ảnh hưởng đến tốc độ khử thuốc nhuộm. Kết quả này không chỉ phù hợp với các nghiên cứu trước đó [18], mà còn phù hợp với các phản ứng trong phương trình (2) và (3). Cả hai phản ứng này đều không phụ thuộc vào tốc độ dòng khí Ar. Đối với các thí nghiệm sử dụng tốc độdòng khí argon bé hơn 4 l/min, việc xử lý Rhodamine B không