Kiểm tra và đánh giá chất lượng mạng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng dịch vụ mạng 4G LTE bằng tối ưu vùng phủ tại Vinaphone Hưng Yên (Trang 43 - 44)

Sau khi thực hiện tối ưu, dựa trên các bản ghi điều chỉnh tối ưu và dữ liệu chất lượng mạng trước tối ưu, từ đó so sánh chất lượng mạng trước và sau tối ưu. Tuỳ theo sự tương phản dữ liệu của chất lượng mạng trước và sau khi điều chỉnh cần chắc chắn rằng các vấn đề mạng đã được giải quyết và chất lượng mạng có cao hơn yêu cầu hay không. Điều đó được thể hiện cụ thể bằng việc các KPI có đáp ứng các giá trị tham chiếu do nhà vận hành mạng đưa ra không.

38

Tối ưu mạng là quá trình phân tích cấu hình và hiệu năng mạng nhằm cải thiện chất lượng mạng tổng thể và đảm bảo tài nguyên của mạng được sử dụng một cách có hiệu quả.

Giai đoạn đầu của quá trình tối ưu là định nghĩa các chỉ thị hiệu năng chính. Chúng gồm các kết quả đo ở hệ thống quản lý mạng và số liệu đo thực tế để xác định chất lượng dịch vụ. Với sự giúp đỡ của hệ thống quản lý mạng ta có thể phân tích hiệu năng quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai.

Mục đích của phân tích chất lượng mạng là cung cấp cho nhà khai thác một cái nhìn tổng quan về chất lượng và hiệu năng của mạng, bao gồm việc lập kế hoạch về trường hợp đo tại hiện trường và đo bằng hệ thống quản lý mạng để lập báo cáo điều tra. Đối với hệ thống 2G, chất lượng dịch vụ gồm: thống kê các cuộc gọi bị rớt và phân tích nguyên nhân, thống kê chuyển giao và kết quả đo các lần gọi thành công. Còn các hệ thống 3G, 4G có các dịch vụ rất đa dạng nên cần đưa ra các định nghĩa mới về chất lượng dịch vụ.

Trong hệ thống thông tin di động thế hệ thứ tư việc tối ưu hóa mạng rất quan trọng vì mạng thế hệ thứ tư cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng. Điều chỉnh tự động phải cung cấp câu trả lời nhanh cho các điều khiển thay đổi lưu lượng trong mạng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng dịch vụ mạng 4G LTE bằng tối ưu vùng phủ tại Vinaphone Hưng Yên (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)