Sự cần thiết của tối ưu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng dịch vụ mạng 4G LTE bằng tối ưu vùng phủ tại Vinaphone Hưng Yên (Trang 56 - 57)

Mục tiêu của tối ưu là nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS của mạng để phục vụ nhu cầu khách hàng. Các yêu cầu tối ưu về chất lượng mạng thường được đánh giá trên cơ sở người sử dụng (vùng phủ) hoặc đánh giá theo từng cell trong mạng (dung lượng).

Mục đích quan trọng của việc tối ưu là cải thiện toàn bộ chất lượng hiện thời của một mạng di động. Để làm được điều này cần phải xác định chính xác những lỗi, dù là lỗi nhỏ trong quá trình hoạt động. Những lỗi này được xác định thông qua việc giám sát liên tục các tham số chất lượng quan trọng của mạng (KPIs: Key Performance Indicators), thông qua quá trình Drive Test và sự phản ánh của khách hàng. Cần đảm bảo cho mạng hoạt động hiệu quả nhất trong khi thỏa mãn sự ràng buộc của chất lượng dịch vụ.

Lợi ích của tối ưu mạng:

Duy trì, cải thiện chất lượng dịch vụ hiện tại

Giảm tỉ lệ rời bỏ mạng của các khách hàng hiện tại

Thu hút khách hàng mới qua việc cung cấp các dịch vụ hay chất lượng dịch vụ tốt hơn bằng việc nâng cao đặc tính mạng.

Đạt được tối đa lợi nhuận do các dịch vụ tạo ra bởi việc sử dụng tối đa hiệu suất của các phần tử chức năng mạng.

Quá trình thực hiện tối ưu mạng vô tuyến bao gồm 2 nội dung: Tối ưu vùng phủ sóng

Tối ưu vùng phủ sóng là một phần quan trọng của nội dung tối ưu mạng vô tuyến, nó đảm bảo về mặt vùng phủ sóng trước khi tiến hành tối ưu các tham số hệ thống

51

Tối ưu tham số

Theo lý thuyết, toàn bộ các tham số về mặt vật lý và logic trong mạng vô tuyến di động nói chung đều có thể được sử dụng trong quá trình tối ưu. Các tham số có thể được phân thành các nhóm theo tiêu chí khác nhau.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng dịch vụ mạng 4G LTE bằng tối ưu vùng phủ tại Vinaphone Hưng Yên (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)