Quan hệ giữa SST, U200mb được CFSv2 dự báo với quan trắc và ACE

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá diễn biến năng lượng bão trên Biển Đông và khả năng dự báo (Trang 121 - 124)

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LƯỢNG BÃO

4.2. Quan hệ giữa SST, U200mb được CFSv2 dự báo với quan trắc và ACE

4.1.1 Quan hệ giữa SST được CFSv2 dự báo với quan trắc và ACE

Hệ số tương quan đồng thời giữa SSTA trung bình tháng 6 đến 10 từ số liệu quan trắc (số liệu tái phân tích) và trung bình 24 dự báo của CFSv2 thực hiện tại các thời điểm từ tháng 2 đến tháng 6 được dẫn ra trong Hình 4.4. Kết

TĐPT dự báo ACE2 tương ứng với 2 tháng CFS thực hiện: (1) Ngày 10-15/6 (2) Ngày 10-15/7 CFSv2 thực hiện dự báo trong 2 tháng: (1) Tháng 5 (2) Tháng 6 Bản tin có hiệu lực bắt đầu từ tháng 8 Bản tin hết hiệu lực tháng 12 Thời đoạn dự báo 5 tháng

Thời gian dự báo trước ACE2 tương ứng với 2 tháng CFS thực hiện: (1) 02 tháng (2) 01 Tháng Hạn dự báo ACE2 tương với ứng 2 tháng CFS thực hiện: (1) 7 tháng (2) 6 Tháng Thời gian chuẩn bị

khoảng trên 1 tháng (gọi là 1 tháng) cho 2 tháng CFS thực hiện dự báo

quả cho thấy dự báo SST của CFSv2 khá phù hợp với quan trắc, hệ số tương quan dương với mức độ tin cậy phổ biến trên 95%, cao hơn đáng kể ở vùng nhiệt đới, trung tâm Thái Bình Dương và vùng Nino. Đồng thời, hệ số tương quan khá cao ở vùng biển phía Đông Nam Nhật Bản và bể ấm trung tâm TBTBD, vùng được định nghĩa sử dụng làm NTDB (Hình chữ nhật màu cam và đen trong Hình 4.5). Hệ số tương quan đạt khoảng 0,4 đến 0,6 tại thời điểm CFSv2 thực hiện trong tháng 2 đến tháng 3 và khoảng 0,7 đến 0,8 trong tháng 5 đến tháng 6. Nhìn chung, kỹ năng dự báo SST cao hơn khi CFSv2 thực hiện tại thời điểm gần với mùa bão trên Biển Đông.

Hình 4. 4. Phân bố không gian của hệ số tương quan đồng thời của SSTA trung bình tháng 6 đến tháng 10 giữa quan trắc với dự báo của CFSv2, thời kỳ 1982- 2010. SST của CFSv2 là trung bình từ 24 dự báo của CFSv2 thực hiện tại các thời điểm trong các tháng 2 đến tháng 6 (a-e) và (f) là trung bình từ (a-e).

Phân bố không gian của hệ số tương quan giữa ACE trên Biển Đông với SSTA trung bình tháng 6 đến tháng 10 từ sản phẩm CFSv2 thực hiện dự báo từ

tháng 2 đến tháng 6 được thể hiện trong Hình 4.5. Kết quả cho thấy sự tương tự cao về phân bố không gian của hệ số tương quan giữa ACE trên Biển Đông với SST quan trắc (Hình 3.9 c,d chương 3) và với SST từ sản phẩm CFSv2 dự báo. Mối tương quan âm giữa ACE trên Biển Đông với SST từ sản phẩm CFSv2 dự báo trên cả ba vùng được định nghĩa trong chương 3 bao gồm vùng Ấn Độ Dương, vùng Tây Nam Thái Bình Dương và vùng biển phía Đông Nam Nhật Bản. Trong số ba vùng, SST ở biển Đông Nam Nhật Bản thể hiện mối quan hệ cao hơn với ACE trên Biển Đông (hệ số tương quan khoảng từ 0,36 đến 0,5). Ngược lại với tương quan âm trên ba vùng được đề cập ở trên, tương quan dương giữa ACE và SST được tìm thấy tại vùng bể ấm trung tâm TBTBD. Điều này cho thấy có sự tương phản khác nhau (dipole) về SST giữa vùng biển phía Đông-Tây Thái Bình Dương và biển Nhật Bản - bể ấm trung tâm TBTBD.

Hình 4. 5. Hệ số tương quan giữa ACE trên Biển Đông với SSTA từ trung bình 24 dự báo trong tháng 6 đến tháng 10 của CFSv2 thực hiện từ tháng 2 đến tháng 6, thời kỳ 1982-2018 (a-e) và (f) trung bình từ (a-e). Vùng bên trong đường contour màu đen thể hiện hệ số tương quan đạt độ tin cậy trên 95%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá diễn biến năng lượng bão trên Biển Đông và khả năng dự báo (Trang 121 - 124)