Quan hệ giữa U200mb được CFSv2 dự báo với quan trắc và ACE

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá diễn biến năng lượng bão trên Biển Đông và khả năng dự báo (Trang 124 - 128)

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LƯỢNG BÃO

4.1.2 Quan hệ giữa U200mb được CFSv2 dự báo với quan trắc và ACE

Tương tự như SST, phân bố không gian của hệ số tương quan giữa gió vĩ hướng mực 200mb trung bình trong mùa hè (tháng 6 đến tháng 8) từ quan trắc và trung bình 24 dự báo được CFSv2 thực hiện tại các thời điểm từ tháng 2 đến tháng 6 thể hiện trong Hình 4.6. Kết quả cho thấy hệ số tương quan dương giữa SST quan trắc và dự báo là khá cao và đạt mức độ tin cậy 95%; giá trị tương quan cao ở vùng xích đạo nhiệt đới, trung tâm xích đạo Thái Bình Dương và tương quan thấp hơn ở vùng vĩ độ cao. Ở khoảng vĩ độ 300N-400N, hệ số tương quan thấp khi CFSv2 thực hiện dự báo trong tháng 3 nhưng cao hơn trong tháng 4 và cao nhất khoảng 0,6-0,7 trong tháng 5 đến tháng 6.

Hình 4. 6. Tương tự như hình 4.4 nhưng là hệ số tương quan của U200 mb trung bình tháng 6 đến tháng 8 giữa quan trắc và dự báo của CFSv2 thực hiện tại các thời điểm trong các tháng 2 đến tháng 6.

trung bình mùa hè từ sản phẩm CFSv2 thực hiện dự báo tại thời điểm từ tháng 2 đến tháng 6 được dẫn ra ở Hình 4.7. Hệ số tương quan dương trên khu vực Đông Á (khoảng vĩ độ 400N) và âm ở phía Nam cao nguyên Tây Tạng. Tuy nhiên, trên khu vực Đông Á (hộp màu đen trong Hình 4.7), hệ số tương quan dương giữa ACE trên Biển Đông với U200mb của CFSv2 dự báo thấp hơn so với quan trắc (Hình 3.17 trong chương 3). Nhìn chung, tại thời điểm gần với mùa bão trên Biển Đông, dự báo gió vĩ hướng mực 200mb của CFSv2 trên khu vực Đông Á có kỹ năng cao hơn. Hệ số tương quan giữa ACE với gió vĩ hướng mực 200mb của CFSv2 dự báo được thực hiện trong tháng 3 và tháng 4 là khoảng từ 0,1 đến 0,2 và cao hơn khoảng 0,3 đến 0,4 trong tháng 6 và tháng 5.

Hình 4. 7. Tương tự như hình 4.5 nhưng là hệ số tương quan giữa ACE trên Biển Đông với U200 mb trung bình tháng mùa hè của CFSv2 dự báo. Vùng bên trong đường Contour màu đen là hệ số tương quan đạt độ tin cậy 95%

Hình 4.4 đến 4.7 cho thấy có thể ứng dụng nhân tố dự báo được định nghĩa là các vùng phụ trong chương 3 về JSST, JSSTG và U200 từ sản phẩm dự báo

của CFSv2 làm đầu vào cho dự báo ACE trên Biển Đông. Từ Hình 4.8 cho thấy các NTDB là JSST, JSSTG và U200 từ sản phẩm CFSv2 dự báo trong mùa hè khá tương đồng so với quan trắc về diễn biến dao động cao, thấp trong các năm. Trị số của JSST được CFSv2 dự báo thấp hơn so với quan trắc khoảng từ 1 đến 20C, trong khi đó U200 cao hơn phổ biến từ 2-4m/s. Tại các thời điểm CFSv2 thực hiện dự báo càng gần mùa bão, mức độ sai số so với quan trắc càng nhỏ.

Hình 4. 8. NTDB trung bình tháng 6-8 từ số liệu quan trắc và trung bình 24 dự báo của CFSv2 thực hiện tại các thời điểm khác nhau, thời kỳ 1982-2010

Tương quan đồng thời của các NTDB trung bình tháng 6 đến tháng 8 giữa quan trắc và 24 dự báo đơn lẻ của CFSv2 thực hiện tại các thời điểm trong tháng 5 đến tháng 6 là tương đối cao và thấp dần trong tháng 2 và tháng 3 (Hình 4.9). Hệ số tương quan giữa ACE và 24 dự báo thành phần đơn lẻ thấp hơn so

với tương quan giữa ACE và trung bình của 24 dự báo thành phần. Điều này cho thấy để dự báo ACE, trung bình 24 dự báo thành phần có thể hiệu quả hơn so với đơn lẻ. Vấn đề này cũng đã được thảo luận ở một số nghiên cứu dự báo hạn mùa như Mai Văn Khiêm và ctv (2019) [14] cho thấy dự báo tổ hợp từ nhiều thành phần cho phép xem xét tính bất định của các dự báo đơn lẻ. Thực tế một số tác giả như Zhan và ctv (2015) [156] dựa vào trung bình có trọng số của các dự báo thành phần, hoặc trung bình số học (Li. X và ctv, 2013) [99] để dự báo hạn mùa về ACE và bão khu vực TBTBD. Do đó, trong nghiên cứu này, các NTDB sẽ được xác định dựa trên trung bình 24 dự báo thành phần để xây dựng phương trình thử nghiệm dự báo ACE1 và ACE2.

Hình 4. 9. Hệ số tương quan của NTDB trung bình tháng 6 đến 8 giữa quan trắc và 24 dự báo đơn lẻ của CFSv2 thực hiện tại các thời điểm khác nhau, thời kỳ 1982-2010. Cột màu đỏ là tương quan với trung bình của 24 dự báo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá diễn biến năng lượng bão trên Biển Đông và khả năng dự báo (Trang 124 - 128)