Kế hoạch phối hợp hành động của các lực lượng bên trong và bên

Một phần của tài liệu Bien phap ung pho su co hoa chat (Trang 97 - 98)

ứng phó đối với các tình huống đã dự báo.

Tình huống 1. Tràn đổ hóa chất trên phạm vi nhỏ chưa có ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh, chưa ảnh hướng đến người lao động. (Cấp độ C – Mức độ nguy hiểm thấp)

- Người để xảy ra sự cố/người phát hiện sự cố ngay lập tức thực hiện việc ngăn ngừa tràn đổ, rò rỉ hóa chất bằng cách thao tác khóa van đường ống.. nếu có đủ trang thiết bị bảo vệ cá nhân.

- Thông báo bằng cách nhanh nhất cho bộ phận an toàn/ an ninh nhà máy để được giúp đỡ thu gom xử lý sự cố. Trong quá trình thông tin, cung cấp đầy đủ thông tin loại hóa chất, khu vực xảy ra sự cố, tình trạng người bị thương nếu có.

- Lập rào tạm hoặc cảnh báo hạn chế người ngoài ra vào khu vực bị sự cố - Phối hợp với lực lượng xử lý sự cố thu gom, vận chuyển hóa chất tràn đổ về đúng vị trí qui định.

Tình huống 2. Tràn đổ hóa chất trên diện rộng, bắt đầu có ảnh hưởng đến khu vực xung quanh, ảnh hưởng đến người lao động. (Cấp độ B – Mức độ nguy hiểm cao). Gây gián đoạn sản xuất cục bộ một phần nhà máy

- Người để xảy ra sự cố/người phát hiện sự cố ngay lập tức thực hiện việc ngăn ngừa tràn đổ, rò rỉ hóa chất bằng cách thao tác khóa van đường ống.. nếu có đủ trang thiết bị bảo vệ cá nhân.

- Thông báo bằng cách nhanh nhất cho bộ phận an toàn/ an ninh nhà máy để được giúp đỡ thu gom xử lý sự cố. Trong quá trình thông tin, cung cấp đầy đủ thông tin loại hóa chất, khu vực xảy ra sự cố, tình trạng người bị thương nếu có.

- Lập rào tạm hoặc cảnh báo hạn chế người ngoài ra vào khu vực bị sự cố Phối hợp với lực lượng xử lý sự cố thu gom, vận chuyển hóa chất tràn đổ về đúng vị trí qui định

Tình huống 3. Tràn đổ hóa chất độc hại trên diện rộng có thể kèm theo cháy nổ, phát sinh mùi khó chịu, khí độc, khí gas (Cấp độ A – Mức độ nguy hiểm khẩn cấp)

- Khi phát hiện hoặc trực tiếp để xảy ra sự cố, thực hiện báo động bằng cách nhấn nút báo sự cố khẩn cấp và hô hoán cảnh báo người xung quanh.

- Thông báo cho bộ phận kỹ thuật ngắt điện khu vực xảy ra sự cố. Di chuyển ra vị trí an toàn đồng thời trợ giúp cho những người xung quanh thoát khỏi sự cố an toàn nếu có thể.

- Dựa trên thông tin nhận được (qua hệ thống báo sự cố khẩn cấp, điện thoại), đội ứng cứu sự cố nhà máy sẽ có mặt tại nơi xảy ra sự cố để đánh giá tình hình và thực hiện các biện pháp xử lý hoặc liên hệ đội chữa cháy chuyên nghiệp hỗ trợ.

- Trường hợp tràn đổ hóa chất, cháy nổ trong phạm vi kiểm soát. Đội ứng cứu sự cố nhà máy sẽ tiến hành xử lý sự cố. Thực hiện theo phương án chữa cháy.

- Trường hợp đám cháy lớn, lượng hóa chất tràn đổ nhiều, đội ứng cứu sự cố không có khả năng kiểm soát. Người chỉ huy đội ứng phó sự cố cần thông báo ngay với đội chữa cháy chuyên nghiệp để được hỗ trợ. Đồng thời phân công lực lượng tiến hành cắt điện, sơ cấp cứu nạn nhân nếu có, thực hiện chữa cháy bằng các phương tiện chữa cháy tại chỗ, cử người đón và dẫn đường cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

- Khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp tới hiện trường. Bàn giao nhiệm vụ điều hành xử lý sự cố cho đội chữa cháy chuyên nghiệp và tham gia thực hiện phối hợp tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ hiện trường, tổ chức hậu cần.

- Bộ phận nhân sự, an ninh chỉ đạo điểm danh số lượng nhân viên, khống chế người ra vào

Một phần của tài liệu Bien phap ung pho su co hoa chat (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w