Phương án khắc phục hậu quả sự cố hóa chất

Một phần của tài liệu Bien phap ung pho su co hoa chat (Trang 98 - 101)

Nguyên tắc chung khi xử lý sự cố tràn đổ, rò rỉ hóa chất.

Bước 1. Xác định loại và lượng hóa chất bị sự cố

Sử dụng một số cách sau để xác định loại hóa chất bị sự cố.

Cách 1. Dựa vào nhãn mác hóa chất bị sự cố hoặc nhãn mác khu vực để hóa chất. Đây là cách đơn giản và dễ xác định nhất. Tuy nhiên cách này trên thực tế có thể tồn tại một số khó khăn do hóa chất có thể không có nhãn mác hoặc bị mất nhãn mác trong quá trình vận chuyển, sử dụng. Hoặc có thể vẫn còn nguyên nhãn mác nhưng do hóa chất bị tràn đổ, rò rỉ có thể nguy hiểm nên chúng ta không thể tiếp cận để xác định được loại hóa chất gì.

Cách 2. Dựa vào các giác quan. Ngửi, quan sát. Phương pháp này không được sử dụng nhiều bởi mức độ rủi ro cao khi tiếp xúc với hóa chất độc hại. Phương pháp này chỉ sử dụng khi gần như chắc chắn xác định được loại hóa chất và biết được hóa chất là gì và thường không nguy hiểm sức khỏe. Sử dụng các giác quan chỉ để kiểm chứng lại nhận định dựa trên 1 vài dữ liệu có sẵn.

Cách 3. Lấy mẫu phân tích hoặc dùng thiết bị thử. Phương pháp này tính chính xác rất cao tuy nhiên cần thời gian và chi phí thực hiện.

Tùy vào điều kiện thực tế mà chúng ta có thể sử dụng phương pháp nào hoặc cả 3 phương pháp trên để xác định được loại hóa chất bị sự cố là hóa chất gì để có phương án xử lý sự cố an toàn và hiệu quả.

Đánh giá lượng hóa chất bị sự cố để có sự chuẩn bị phương tiện, thiết bị xử lý sự cố phù hợp.

Bước 2. Cô lập, cách ly hóa chất bị sự cố, tràn đổ

 Trường hợp hóa chất văng bắn vào người với số lượng ít. Người lao động có thể tự cởi bỏ quần áo dính hóa chất.

a) Cởi bỏ quần áo dính hóa chất. Có thể sử dụng thiết bị rửa hóa chất( chậu rửa, vòi tắm..) để rửa nếu cần.

b) Khóa/cô lập hóa chất bị sự cố bằng cách khóa van đường ống hoặc sử dụng các thiết bị hạn chế hóa chất tràn đổ

c) Vệ sinh hóa chất tràn đổ sử dụng các thiết bị được trang bị cho xử lý sự cố hóa chất. Thu gom vào khu vực xử lý chất thải nguy hại nhà máy

d) Thông báo cho bộ phận xử lý sự cố nhà máy: bộ phận an toàn hoặc giám sát trực tiếp. Trong khi thông tin cần cung cấp loại hóa chất tràn đổ, số lượng tràn đổ và vị trí xảy ra sự cố.

 Trường hợp hóa chất văng bắn vào người hoặc tràn đổ số lượng nhiều. Không kèm theo cháy, nổ. Người lao động không tự cởi bỏ quần áo dính hóa chất.

a) Thông báo đồng nghiệp hoặc người giám sát trực tiếp.

b) Thực hiện các bước a c bên trên.

 Trường hợp sự cố hóa chất kèm theo cháy hoặc gây bị thương người lao động:

a) Thông báo ngay lập tức cho bộ phận xử lý sự cố nhà máy. b) Thực hiện khóa/hạn chế rò rỉ/ tràn đổ nếu có thể.

c) Lập rào chắn hoặc cảnh báo không cho mọi người tiếp cận khu vực sự cố. d) Thực hiện sơ tán ra vị trí an toàn để cho đội ứng cứu sự cố thực hiện công việc.

Bước 3. Xử lý sự cố. Căn cứ vào loại hóa chất xảy ra sự cố để tìm phương án xử lý sự cố phù hợp nhất. Có thể tra bảng dữ liệu an toàn hóa chất để xem chỉ dẫn thực hiện từ nhà sản xuất hoặc lấy thông tin nhà sản xuất để liên hệ trực tiếp phương án xử lý sự cố.

Trường hợp không có thông tin từ nhà sản xuất hoặc bảng hướng dẫn sử dụng an toàn hóa chất. Xác định số UN, số CAS của hóa chất bị sự cố sau đó tra bảng hướng dẫn sử lý sự cố hóa chất nói chung.

Nhân viên tham gia xử lý sự cố cần mang mặc trang thiết bị bảo vệ cá nhân phù hợp: quần áo chống hóa chất, găng tay chống hóa chất, kính, giày chống hóa chất..

Bước 4. Thu gom rác thải sau xử lý sự cố và vận chuyển tới khu vực chứa rác thải độc hại

5. Các hoạt động khác nhằm ứng phó sự cố hóa chất.

Bên cạnh việc xây dựng biện pháp ứng phó sự cố hóa chất, Công ty cam kết: Tổ chức huấn luyện cho cán bộ công nhân viên làm việc, tiếp xúc với hóa chất theo Quy định về huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất và cấp giấy chứng nhận huấn luyện an toàn hóa chất.

Thực hành diễn tập các tình huống sự cố hóa chất trong biện pháp ứng cứu sự cố hóa chất. Sau diễn tập tổ chức họp rút kinh nghiệm và cập nhật các thay đổi trong phương án xử lý sự cố hóa chất nếu cần.

Các nhân viên mới tuyển dụng hoặc các nhân viên thay đổi vị trí làm việc phải được đào tạo các kiến thức an toàn hóa chất liên quan đặc biệt phương án xử lý sự cố hóa chất trước khi thực hiện công việc.

Định kỳ cập nhật các văn bản pháp luật nhà nước có liên quan đến hoạt động hóa chất để đảm bảo các yêu cầu pháp luật được hiểu và áp dụng đầy đủ tại công ty. Trang bị các phương tiện, thiết bị ứng phó với sự cố hóa chất và tiến hành kiểm tra thường xuyên để đảm bảo các thiết bị trong tình trạng tốt, sẵn sàng ứng phó sự cố.

Đảm bảo tất cả hóa chất sử dụng phải có nhãn mác rõ ràng. Quản lý các bảng hướng dẫn sử dụng an toàn hóa chất (MSDS) sao cho có thể truy xuất thông tin cần thiết trong thời gian ngắn nhất khi có sự cố.

Xây dựng hướng dẫn vận hành thiết bị, vận chuyển và lưu kho tuân theo các yêu cầu an toàn hóa chất.

Lắp đặt hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động cho toàn bộ các nhà xưởng, nhà kho, khu vực phụ trợ và nhà văn phòng.

Lắp đặt hệ thống chống sét trực tiếp và sét lan truyền. Tiến hành đo điện trở tiếp địa hàng năm để đảm bảo hệ thống làm việc tốt.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Bien phap ung pho su co hoa chat (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w