- Phối hợp các thuốc chống lao; - Phải dùng thuốc đúng liều; - Phải dùng thuốc đều đặn;
- Phải dùng thuốc đủ thời gian và theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì; - Với bệnh lao đa kháng: Phác đồ điều trị chuẩn cần có thời gian tấn công 8 tháng, tổng thời gian điều trị: 20 tháng. Các phác đồ ngắn hơn còn đang trong
1.5.2. Phác đồ điều trị lao tái phát
1.5.2.1. Phác đồcũ
2SRHZE/1RHZE/5RHE hoặc 2SRHZE/1RHZE/5R3H3E3
Dành cho các trường hợp bệnh lao phổi tái phát, thất bại, điều trị lại sau bỏ trị, tiền sử điều trị khác, không rõ tiền sử điều trị , không có điều kiện làm hoặc có làm xét nghiệm chẩn đoán lao đa kháng thuốc, nhưng có kết quả không
kháng đa thuốc [11].
Phác đồ kháng thuốc:
IVa: 6ZEKmLfxPtoCs(PAS)/ 12ZELfxPtoCs(PAS) IVb: 6ZEAmLfxPtoCs(PAS)/ 12ZELfxPtoCs(PAS) 1.5.2.2. Phác đồ mới
- Phác đồđiều trị lao vi khuẩn nhạy cảm với thuốc
Phác đồ A1: 2RHZE/4RHE
Chỉ định:cho các trường hợp bệnh lao người lớn không có bằng chứng kháng thuốc.
Phác đồ A2: 2RHZE/4RH
Chỉđịnh: cho các trường hợp bệnh lao trẻ em không có bằng chứng kháng thuốc.
Phác đồ B1: 2RHZE/10RHE
Chỉđịnh: lao màng não, lao xương khớp và lao hạch người lớn.
Phác đồ B2: 2RHZE/10RH
Chỉđịnh:lao màng não, lao xương khớp và lao hạch trẻ em.
Trong quá trình điều trị phác đồ A, phác đồ B nếu bệnh nhân không âm hóa (sau giai đoạn tấn công) hoặc thất bại (sau 5 tháng điều trị) cần được làm Xpert MTB/RIF và/ hoặc kháng sinh đồ với thuốc lao hàng 1 (tùy nguồn lực và thể bệnh). Căn cứ vào kết quả kháng R để chỉđịnh điều trị phù hợp [12].
Nguyên tắc xây dựng phác đồ:
+ Phác đồ cần có ít nhất 5 thuốc có hiệu lực, bao gồm 4 thuốc lao hàng hai
chủ đạo (1 thuốc nhóm A, 1 thuốc nhóm B, ít nhất 2 thuốc nhóm C) và
Pyrazinamid. Trường hợp không có đủ các thuốc có hiệu lực để xây dựng phác
đồ như trên, có thể sử dụng các thuốc nhóm D2, D3 để đảm bảo đủ 5 loại thuốc [12].
+Khi bệnh nhân có kháng với thuốc FQs (nhóm A) hoặc thuốc tiêm hàng hai (nhóm B), cần thay thế thuốc khác, tuy nhiên vẫn theo nguyên tắc như đối với
bệnh nhân kháng R/MDR-TB [12].
+ Sử dụng thuốc tiêm còn nhạy cảm và có thể sử dụng trong thời gian dài (12 tháng hoặc trong suốt liệu trình). Nếu có kháng với tất cả các thuốc tiêm thì khuyến cáo sử dụng loại thuốc mà bệnh nhân chưa từng sử dụng hoặc không sử
dụng thuốc tiêm.
+ Sử dụng Fluoroquinolone thế hệ mới.
+ Cân nhắc việc sử dụng các thuốc mới theo khuyến cáo và hướng dẫn của
WHO đặc biệt với Bedaquiline, Delamanid đã được chứng minh hiệu quả qua nhiều báo cáo [62], [82], [89].
+ Cân nhắc việc sử dụng Isoniazid liều cao nếu kết quả KSĐ không kháng
kat G hoặc kháng H ở nồng độ thấp [12], [13], [94].
1.5.3. Công tác phát hiện, giám sát, đánh giá điều trị lao tái phát tại Việt Nam
- Công tác phát hiện: Thực hiện phát hiện thụ động là chủ yếu. Bệnh nhân nghi lao tái phát tự đến các trung tâm chống lao để khám, phát hiện. Người nghi bị lao phổi là những người ho khạc kéo dài trên 2 tuần, phải làm xét nghiệm đàm
soi trực tiếp 3 mẫu để tìm vi khuẩn lao: 1 mẫu tại chỗ khám bệnh, 1 mẫu lấy vào buổi sáng hôm sau, 1 mẫu tại chỗ khi bệnh nhân mang mẫu đàm 2 đến xét nghiệm [14].
- Công tác giám sát: Thực hiện chiến lược DOTS (Directly Observed Treatment Short Course)- hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát, được giám sát bởi nhân viên y tế hoặc những người tình nguyện trong suốt thời gian điều trị. Mỗi liệu trình điều trị lao phổi mới kéo dài 6-8 tháng [14].
Có thể thấy, công tác phát hiện lao phổi các thể nói chung còn nhiều hạn chế, việc phát hiện sớm hay muộn phụ thuộc hoàn toàn vào bệnh nhân, bộ máy chống lao tại địa phương hoàn toàn thụ động, do đó khó mà giải quyết triệt để
nguồn lây trong cộng đồng. Vấn đề này có thể được giải quyết khi áp dụng biện pháp chủ động khám, phát hiện bệnh nhân lao phổi. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh công tác khám, phát hiện chủ động bệnh lao nói chung đòi hỏi nguồn lực đủ
mạnh.