Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả can thiệp kiểm soát vi đạm niệu và rối loạn mỡ máu ở người tăng huyết áp tại tỉnh Vĩnh Long (Trang 69 - 70)

Sử dụng phần mềm Epi Data nhập số liệu và SPSS phiên bản 18.0 để xử lý số liệu với các thuật toán thống kê y học. Sử dụng các test thống kê mô tả tỷ lệ, trung bình của các đối tượng nghiên cứu. Sử dụng test khi bình phương để so sánh các tỷ lệ và mô hình hồi qui logictis để tìm các yếu tố liên quan độc lập tới tình trạng vi đạm niệu và rối loạn mỡ máu ở người tăng huyết áp, đồng thời đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả can thiệp.

Nhằm phân tích đánh giá hiệu can thiệp và chỉ số hiệu quả so sánh sự thay đổi trước sau trên từng nhóm và giữa các nhóm, chúng tôi sử dụng:

- Sử dụng test Mcnemar để so sánh tỷ lệ trước sau can thiệp, test khi bình phương để so sánh các tỷ lệ giữa hai nhóm can thiệp và nhóm chứng sau can thiệp

CSHQ (%) =

Với: - P1 là tỷ lệ thời điểm trước can thiệp. - P2 là tỷ lệ ở thời điểm sau can thiệp.

- Nếu Nếu P1-P2 = 0 hoặc P1-P2 <0 Khi đó CSHQ% = 0 Hiệu quả can thiệp

HQCT (%) = CSHQ can thiệp – CSHQ đối chứng

- Số bệnh nhân cần can thiệp để được một trường hợp kiểm soát được mỡ

máu hoặc kiểm soát được vi đạm niệu

NNT = 1/( P can thiệp – P đối chứng)

P can thiệp: Tỷ lệ bệnh nhân được kiểm soát RLMM hoặc VĐN ở nhóm can thiệp P đối chứng: Tỷ lệ bệnh nhân được kiểm soát RLMM hoặc VĐN ở nhóm chứng

- Giảm nguy cơ tương đối

RRR = 1 - RR

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả can thiệp kiểm soát vi đạm niệu và rối loạn mỡ máu ở người tăng huyết áp tại tỉnh Vĩnh Long (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)