Diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Chế định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong luật doanh nghiệp năm 2020 (Trang 54 - 62)

Việc NĐDTPL hoặc người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp khác có thể tác động sâu sắc đến công việc kinh doanh và các vấn đề tài chính của công ty. Do đó, quy định này sẽ giúp các công ty nắm bắt được vai trò của NĐDTPL và người có liên quan của họ trong doanh nghiệp khác, đưa ra các yêu cầu phù hợp đối với NĐDTPL nhằm đảm bảo cho mối quan hệ đại diện giữa công ty với người đại diện được rõ ràng, minh bạch, từ đó có thể tránh được những xung đột lợi ích không đáng có xảy ra.

Trong LDN năm 2020, tại các Điều 71, 83, 97 và 164 đều thống nhất quy định về trách nhiệm này. Tuy nhiên, ngoại trừ trường hợp người có liên quan của NĐDTPL của CTCP làm chủ, cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng phần vốn góp hoặc cổ phần trên 10% vốn điều lệ trong doanh nghiệp khác (quy định tại khoản 2 Điều 164), thì trong các trường hợp còn lại, LDN không quy định cụ thể NĐDTPL, người có liên quan của họ sở hữu bao nhiêu phần trăm cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp khác thì phải thực hiện trách nhiệm thông báo. Cụ thể: LDN yêu cầu NĐDTPL của CTCP là “Thành viên HĐQT, Kiểm soát viên, GĐ hoặc TGĐ và người quản lý khác của công ty” phải kê khai cho CTCP về các lợi ích liên quan của mình trong trường hợp người có liên quan của họ làm chủ, cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng phần vốn góp hoặc cổ phần trên 10% vốn điều lệ trong doanh nghiệp khác94.

Trường hợp NĐDTPL vi phạm trách nhiệm này thì: đối với CT TNHH hai thành viên trở lên, thành viên công ty sẽ tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với NĐDTPL; đối với CTCP, cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất

93

Điểm c khoản 1 Điều 13 về “Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”, Luật Doanh nghiệp năm 2020.

94

49

01% tổng số cổ phần phổ thông sẽ tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới đối với các thành viên HĐQT, GĐ hoặc TGĐ để yêu cầu hoàn trả lợi ích hoặc bồi thường thiệt hại cho công ty hoặc người khác95.

2.3.1.2 Trách nhiệm theo nghĩa tiêu cực

a) Trách nhiệm dân sự đối với doanh nghiệp

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ là loại trách nhiệm được đặt ra trong trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra96. Về nguyên tắc, khi NĐDTPL được giao nhiệm vụ đại diện doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp mà người này không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ thì NĐDTPL được coi là đã vi phạm nghĩa vụ đối với doanh nghiệp. Khi NĐDTPL vi phạm nghĩa vụ thì doanh nghiệp có quyền yêu cầu người đại diện phải chịu trách nhiệm (kể cả việc khởi kiện để thực hiện yêu cầu)97. Tuy nhiên, để buộc người đại diện chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, doanh nghiệp phải chứng minh được các yếu tố: có hành vi vi phạm nghĩa vụ, có thiệt hại xảy ra trên thực tế và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm nghĩa vụ với thiệt hại xảy ra. Theo quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại tại Điều 360 BLDS, bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Thiệt hại mà doanh nghiệp phải gánh chịu bao gồm cả thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Tuy nhiên, việc xác định thiệt hại về tinh thần đối với một doanh nghiệp là không dễ dàng bởi nó liên quan đến uy tín doanh nghiệp, niềm tin nơi đối tác và khách hàng, ... Đối với thiệt hại về vật chất, các khoản mà người đại diện có thể bồi thường bao gồm các tổn thất về tài sản, chi phí để khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm, khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do hành vi vi phạm, ... .

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của NĐDTPL là một trong những trách nhiệm phổ biến, thường xảy ra trên thực tế. LDN quy định, NĐDTPL của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp nếu vi phạm trách nhiệm

95

Điều 72 về “Khởi kiện người quản lý” và Điều 166 về “Quyền khởi kiện đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc”, Luật Doanh nghiệp năm 2020.

96

Điều 360 về “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ”, Bộ luật Dân sự năm 2015.

97

Lê Nhật Bảo (2020), Huỷ bỏ nghị quyết của Hội đồng quản trị và khởi kiện người quản lý công ty cổ phần: Những điểm mới trong Luật Doanh nghiệp 2020 và một số vấn đề đặt ra, Tài liệu hội thảo, tr. 124.

50

tại Điều 13 LDN. Tuy nhiên, như đã phân tích, với những quy định hiện hành, việc xác định NĐDTPL có hành vi vi phạm các trách nhiệm này hay không là điều không dễ. Mặt khác, việc thu thập tài liệu, chứng cứ từ những người quản lý, điều hành doanh nghiệp là rất khó khăn, bởi trong nhiều trường hợp, các cơ quan chức năng như cơ quan thuế hay ngân hàng, vì nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng mà không thể cung cấp các thông tin liên quan. Do đó, việc kiện đòi trách nhiệm bồi thường của NĐDTPL nhìn chung là rất khó khăn. Ngoài LDN, BLDS có quy định trường hợp doanh nghiệp đã tiến hành bồi thường cho thiệt hại mà NĐDTPL gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được doanh nghiệp giao thì NĐDTPL phải hoàn trả lại cho doanh nghiệp một khoản tiền theo quy định của pháp luật98.

Liên quan đến trách nhiệm này của NĐDTPL, điển hình là tranh chấp trong Bản án 29/2017/KDTM-PT ngày 14/8/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP. HCM về tranh chấp trách nhiệm dân sự của người quản lý công ty99: Ông Kakazu S với cương vị TGĐ và NĐDTPL của công ty STT đã thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao trái với quy định pháp luật, Điều lệ công ty, gây thiệt hại cho Công ty STT. Tòa phúc thẩm đã quy kết trách nhiệm cho ông Kakazu S về vấn đề tuyển dụng nhân sự và buộc ông Kakazu S phải bồi thường cho Công ty NLQ4 65 triệu đồng, gồm 60 triệu đồng do việc sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động và 5 triệu đồng do sử dụng lái xe để tham gia kinh doanh vận tải mà không có hợp đồng lao động theo quy định, đã bị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giao thông vận tải thành phố H phạt về hành vi vi phạm hành chính. Hướng giải quyết của Tòa án là hợp lý. Bởi với vai trò là NĐDTPL, theo LDN và Điều lệ công ty STT thì ông có toàn quyền bổ nhiệm người quản lý và ký hợp đồng với người lao động nhưng phải tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Tuy nhiên, ông Kakazu S đã không kiểm tra chặt chẽ các điều kiện làm việc tại Việt Nam mà tin tưởng vào đề xuất của Phòng Tổ chức - Hành chính và tuyển dụng ông Kishi K, cũng như sử dụng lái xe nhưng không ký hợp đồng lao động làm phát sinh vi phạm của công ty STT. Công ty STT đã nộp phạt nên ông Kakazu S phải chịu trách nhiệm đối với khoản thiệt hại này100.

Trách nhiệm dân sự của NĐDTPL đối với doanh nghiệp gắn liền với vấn đề khởi kiện NĐDTPL. Thực tế có nhiều trường hợp NĐDTPL vi phạm nghĩa vụ và xâm phạm

98

Điều 597 về “Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra”, Bộ luật Dân sự năm 2015.

99

Bản án số 29/2017/KDTM-PT ngày 14/8/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh về tranh chấp trách nhiệm dân sự của người quản lý công ty.

100

51

đến lợi ích của doanh nghiệp hoặc cổ đông/thành viên công ty nhưng không tự nguyện thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với doanh nghiệp hoặc cổ đông/thành viên công ty. Trong các trường hợp này, doanh nghiệp hoặc cổ đông/thành viên công ty có quyền khởi kiện NĐDTPL (điểm g khoản 1 Điều 49, Điều 72 và Điều 166 LDN năm 2020). Quy định này giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông, thành viên công ty cùng những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác bởi không những tạo điều kiện cho cổ đông, thành viên hoặc công ty phục hồi lại những quyền lợi bị mất, bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của NĐDTPL gây ra mà còn tạo ra một cơ chế răn đe hữu hiệu đối với NĐDTPL để họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình101.

b) Trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba

Trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba phát sinh khi NĐDTPL vi phạm nghĩa vụ và gây thiệt hại cho bên thứ ba. Tương tự như trách nhiệm dân sự đối với doanh nghiệp, bên thứ ba có thể được bồi thường cả thiệt hại về vật chất và tinh thần, tùy thuộc vào tổn thất mà NĐDTPL gây ra. Khi xem xét trách nhiệm dân sự của NĐDTPL đối với bên thứ ba, cần xác định hành vi vi phạm có thuộc nghĩa vụ của NĐDTPL đối với bên thứ ba hay không. Theo quy định tại Điều 597 BLDS năm 2015, trường hợp NĐDTPL vi phạm nhiệm vụ được pháp nhân giao và gây thiệt hại cho bên thứ ba (nhưng không thuộc trường hợp vi phạm nghĩa vụ của NĐDTPL đối với bên thứ ba) thì doanh nghiệp là chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba và doanh nghiệp có quyền yêu cầu NĐDTPL hoàn trả lại cho doanh nghiệp một khoản tiền theo quy định của pháp luật. Trường hợp NĐDTPL vi phạm nghĩa vụ của NĐDTPL đối với bên thứ ba và gây thiệt hại cho bên thứ ba trong khi thực hiện nhiệm vụ được doanh nghiệp giao thì bên thứ ba có quyền yêu cầu công ty hoặc NĐDTPL chịu trách nhiệm đối với toàn bộ thiệt hại, nếu doanh nghiệp đã bồi thường cho bên thứ ba thì doanh nghiệp có quyền buộc NĐDTPL hoàn trả lại cho mình, còn nếu NĐDTPL đã bồi thường cho bên thứ ba thì không có quyền buộc doanh nghiệp hoàn trả khoản tiền mà mình đã bồi thường.

c) Trách nhiệm hành chính

Theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, trách nhiệm hành chính là hậu quả bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu do thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp

101

Bùi Xuân Hải (2011), “Khởi kiện người quản lý công ty: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1/2011, tr. 30, 31.

52

luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Hậu quả bất lợi này được thể hiện dưới hình thức chế tài hành chính, như phạt tiền, cảnh cáo,… . Đối với trường hợp doanh nghiệp vi phạm pháp luật thì NĐDTPL phải chịu trách nhiệm hành chính trừ trường hợp NĐDTPL chứng minh được họ không ở vị trí có ảnh hưởng đến hành vi liên quan của doanh nghiệp, hoặc họ đã thận trọng ngăn ngừa hành vi vi phạm, hoặc thực hiện các giải pháp hợp lý để ngăn chặn vi phạm102. Nói cách khác, trách nhiệm hành chính được áp dụng khi NĐDTPL có hành vi vi phạm trật tự quản lý hành chính. Trong nhiều trường hợp, mức xử phạt vi phạm hành chính còn khá nhẹ, chưa tương xứng với mức độ vi phạm và do đó có thể làm giảm tính răn đe và ngăn ngừa của pháp luật. Ví dụ, Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư có quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp NĐDTPL duy nhất của doanh nghiệp không ủy quyền bằng văn bản cho người khác làm đại diện khi xuất cảnh khỏi Việt Nam; hay ủy quyền cho người không có đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm người đại diện theo ủy quyền. Mức xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp này là từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.

d) Trách nhiệm kỷ luật

Các biện pháp chế tài xử lý kỷ luật được quy định trong pháp luật doanh nghiệp bao gồm miễm nhiệm, bãi nhiệm, cách chức. LDN hiện hành không đề cập đến trường hợp NĐDTPL vi phạm nghĩa vụ có phải là căn cứ để bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hay không, mà vấn đề này LDN để doanh nghiệp tự quy định trong Điều lệ của công ty mình. LDN chỉ quy định các chủ thể có thẩm quyền quyết định việc miễm nhiệm, bãi nhiệm, cách chức đối với NĐDTPL của doanh nghiệp: Hội đồng thành viên có quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên (khoản 2 Điều 55); Đại hội đồng cổ đông có quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT (khoản 2 Điều 138); ... Khi quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức NĐDTPL có hiệu lực, hợp đồng ủy quyền giữa doanh nghiệp và người đại diện chấm dứt, làm chấm dứt tư cách đại diện của NĐDTPL. Vấn đền này sẽ được tác giả phân tích cụ thể trong nội dung phần 2.4 của khóa luận.

e) Trách nhiệm hình sự

102

Đỗ Minh Tuấn (2017), Pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty cổ phần Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học,Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 78.

53

Trách nhiệm hình sự là chế tài nghiêm khắc nhất, mang tính giáo dục và tính răn đe cao nhất. Một hành vi được pháp luật hình sự quy định là tội phạm là hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội, nó gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Hành vi phạm tội đó là hành vi thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm trong Bộ luật Hình sự.

Đối với NĐDTPL của doanh nghiệp, đây là chủ thể của các hành vi phạm tội nhất định, như Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Tội tham ô tài sản, ... Trách nhiệm hình sự của họ được pháp luật hình sự quy định rõ. Ngoài các yếu tố được quy định trong pháp luật hình sự, hành vi phạm tội của NĐDTPL còn có các biểu hiện như: quyết định hoặc tham gia quyết định thực hiện hành vi phạm tội của doanh nghiệp, tham gia thực hiện hành vi phạm tội của doanh nghiệp, có thẩm quyền ngăn chặn hành vi phạm tội của doanh nghiệp nhưng không thực hiện các biện pháp hợp lý để ngăn chặn, ... .

2.3.2 Một số kiến nghị

Thứ nhất, việc đưa ra một chuẩn mực hay mức độ đo lường cụ thể đối với trách nhiệm trung thực, cẩn trọng trong công việc của NĐDTPL là không dễ. Cho nên, để xác định liệu NĐDTPL có phải chịu trách nhiệm pháp lý cho các hành động của họ hay không, tác giả kiến nghị LDN bổ sung quy định của Điều 13 với nội dung: cho phép miễn trừ trách nhiệm nếu nhận thấy NĐDTPL đã hành động một cách thiện chí, với sự cẩn trọng mà một người bình thường sẽ thực hiện nếu gặp phải tình huống tương tự, và theo những gì mà người này tin tưởng một cách hợp lý là vì lợi ích tốt nhất của công ty. Ngược lại, nếu xác định được rằng NĐDTPL vội vàng quyết định hoặc không hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ được giao, hoặc đã có hành động tư lợi thì Tòa án có thể xóa bỏ quyền miễn trừ trách nhiệm của họ103.

Thứ hai, thay vì cấm người đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc làm đại diện cho người thứ ba trong cùng một giao dịch (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác), tác giả kiến nghị LDN cần có quy định hợp lý hơn như sau: Khi NĐDTPL công khai việc giao dịch với chính mình hoặc đồng thời làm đại

Một phần của tài liệu Chế định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong luật doanh nghiệp năm 2020 (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)