cũng xuất phát từ nguyên tắc này, pháp luật không can thiệp vào việc quyết định cụ thể ai là NĐDTPL của CT THNN và CTCP, mà chỉ trong trường hợp Điều lệ công ty không quy định cụ thể thì pháp luật mới can thiệp để chỉ định NĐDTPL của doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có NĐDTPL để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp112.
Việc pháp luật trao cho doanh nghiệp quyền tự định đoạt một số vấn đề về NĐDTPL của doanh nghiệp trong Điều lệ công ty cho thấy Điều lệ công ty chính là một trong các căn cứ xác lập quyền đại diện của NĐDTPL. Tuy nhiên, những nội dung được đưa ra trong Điều lệ phải được soạn thảo căn cứ trên những khuôn mẫu chung của pháp luật và không được phép trái luật.
b) Theo quy định của pháp luật
Đối với từng loại hình doanh nghiệp đặc thù, pháp luật sẽ quy định khác nhau, hoặc cho phép chủ sở hữu công ty tự quyết định và ghi nhận trong Điều lệ công ty NĐDTPL của doanh nghiệp mình, hoặc đưa ra những quy định cụ thể để hạn chế quyền lựa chọn và quyết định NĐDTPL của doanh nghiệp, nhằm mục đích “tránh tình trạng lạm dụng quyền lực hoặc trốn tránh trách nhiệm khi nảy sinh các vấn đề tranh chấp liên quan đến NĐDTPL”113.
Đối với CTHD, LDN năm 2020 quy định rõ tất cả các thành viên hợp danh đều là NĐDTPL của công ty và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty114. Nếu có thành viên hợp danh không muốn làm NĐDTPL thì cũng không thể thực hiện, vì pháp luật không cho phép họ từ bỏ quyền đại diện của mình. Tương tự đối với DNTN, LDN năm 2020 cũng đã quy định cụ thể chủ DNTN là NĐDTPL của doanh nghiệp115. Cho nên mặc dù chủ DNTN có thể thuê GĐ điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty nhưng không thể chỉ định GĐ làm NĐDTPL. Câu hỏi đặt ra đối với loại hình DNTN là tại sao LDN chỉ định chủ DNTN là NĐDTPL của doanh nghiệp trong khi DNTN không phải là pháp nhân, điều này có phù hợp với khái niệm về đại diện tại khoản 1 Điều 134 BLDS năm 2015 hay không? Như tác giả đã đề
111
Bùi Xuân Hải, tlđd (6), tr. 27.
112
Vũ Thị Lan Anh, tlđd (7), tr. 7.
113
Lê Nguyên Huyền Trang, tlđd (23), tr. 11.
114
Khoản 1 Điều 184 về “Điều hành kinh doanh của công ty hợp danh”, Luật Doanh nghiệp năm 2020.
115
57
cập trong phần 2.2.1.2, DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ DNTN dùng tài sản của mình đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cũng là người duy nhất đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp nên tài sản trong DNTN thuộc sở hữu của chủ DNTN mà không thuộc sở hữu của DNTN. Do đó, về mặt pháp lý, trong quan hệ tố tụng (quan hệ có khả năng quyết định số phận pháp lý tài sản), chủ DNTN sẽ lấy tư cách cá nhân của mình tham gia. Còn trong các quan hệ thương mại thì DNTN vẫn lấy tư cách DNTN để tham gia nên vẫn cần có NĐDTPL cho mình.
Như vậy đối với hai loại hình doanh nghiệp CTHD và DNTN, pháp luật đã có sự can thiệp để chỉ định ai là NĐDTPL và “chủ sở hữu doanh nghiệp không có quyền quyết định NĐDTPL khác với quy định của pháp luật”116. Nói cách khác, tư cách NĐDTPL của hai loại hình doanh nghiệp này được xác lập theo ý chí của nhà nước. Tuy nhiên, đối với CTHD, chủ sở hữu công ty có thể can thiệp hay quyết định khác so với quy định pháp luật về NĐDTPL nếu thuộc trường hợp pháp luật quy định. Chẳng hạn, các hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty vẫn có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó117.
Đối với CTCP và CT TNHH, pháp luật không chỉ định NĐDTPL mà cho phép các doanh nghiệp được quyền lựa chọn và quyết định ai là NĐDTPL, cho phép Điều lệ được quy định về NĐDTPL nhưng phải đảm bảo tuân thủ pháp luật. Theo đó, trường hợp công ty chỉ có một NĐDTPL thì người đó phải là người giữ một trong các chức danh được pháp luật quy định chứ không được chỉ định người nào khác. Trường hợp Điều lệ không quy định thì NĐDTPL mới được xác định theo quy định pháp luật118.
c) Theo quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác
Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có quyền chỉ định NĐDTPL trong quá trình tố tụng tại Tòa án. Cụ thể, Bộ luật Tố tụng Dân sự (BL TTDS) năm 2015 quy
116
Vũ Thị Lan Anh, tlđd (7), tr. 7.
117
Khoản 1 Điều 184 về “Điều hành kinh doanh của công ty hợp danh”, Luật Doanh nghiệp năm 2020.
118
Khoản 3 Điều 79 về “Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu”, khoản 3 Điều 54 về “Cơ cấu tổ chức quản lý công ty”, và khoản 2 Điều 137 về “Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần”, Luật Doanh nghiệp năm 2020.
58
định, trong trường hợp nguyên đơn, bị đơn không có người đại diện hoặc NĐDTPL của họ thuộc một trong hai trường hợp: là đương sự trong cùng một vụ việc với doanh nghiệp mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; đang là NĐDTPL trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong cùng một vụ việc, thì Tòa án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng119. LDN năm 2020 cũng có quy định cho phép Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác có quyền chỉ định NĐDTPL tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật120. Quy định này của pháp luật nhằm “tránh xung đột lợi ích của cá nhân người đại diện và doanh nghiệp mà họ đại diện”121 cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quá trình tố tụng. Trong các trường hợp này, Tòa án có quyền chỉ định người đại diện cho doanh nghiệp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp dựa trên những cơ sở khách quan mà không phụ thuộc vào Điều lệ công ty hay ý chí của chủ sở hữu doanh nghiệp.
2.4.1.2 Chấm dứt tư cách người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
LDN hiện hành không quy định cụ thể các trường hợp chấm dứt tư cách NĐDTPL của doanh nghiệp. Tuy nhiên, từ các quy định pháp luật liên quan, có thể thấy tư cách NĐDTPL của doanh nghiệp chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
Trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt tồn tại: Đại diện theo pháp luật sẽ chấm dứt do không còn chủ thể để người đại diện nhân danh. Cụ thể, khi hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể doanh nghiệp theo quy định tại các điều 88, 89, 90, 92 và 93 của BLDS năm 2015; bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản122, thì doanh nghiệp chấm dứt tồn tại và việc đại diện của NĐDTPL cũng chấm dứt kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh xóa tên doanh nghiệp. Đây là những trường hợp làm chấm dứt tư cách đại diện của NĐDTPL cũ nhưng không xác lập tư cách đại diện của NĐDTPL mới.
119
Khoản 1 Điều 87 về “Những trường hợp không được làm người đại diện” và khoản 1 Điều 88 về “Chỉ định người đại diện trong tố tụng dân sự”, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
120
Khoản 7 Điều 12 về “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”, Luật Doanh nghiệp năm 2020.
121
Vũ Thị Lan Anh, tlđd (7), tr. 8.
122
Điều 96 về “Chấm dứt tồn tại pháp nhân” và điểm c khoản 4 Điều 140 về “Thời hạn đại diện”, Bộ luật Dân sự năm 2015.
59
Trong trường hợp doanh nghiệp không chấm dứt tồn tại: Tư cách đại diện của NĐDTPL cũ sẽ chấm dứt, đồng thời xác lập tư cách đại diện của NĐDTPL mới khi doanh nghiệp thực hiện việc thay đổi NĐDTPL trong chính doanh nghiệp của mình.
Thay đổi NĐDTPL là một sự kiện xảy ra thường xuyên trong doanh nghiệp làm chấm dứt tư cách người đại diện. Ngoài trường hợp Thẩm phán ra quyết định thay đổi NĐDTPL của doanh nghiệp do người này không có khả năng điều hành, doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm khoản 1 Điều 48 của Luật Phá sản, doanh nghiệp có thể tiến hành thủ tục thay đổi NĐDTPL dựa trên quyết định của mình. Việc thay đổi NĐDTPL không làm thay đổi tư cách pháp lý của doanh nghiệp trong các giao dịch, nhưng làm thay đổi cơ cấu quản lý nội bộ, chấm dứt tư cách đại diện của NĐDTPL cũ và xác lập tư cách đại diện cho NĐDTPL mới. Vì nhiều lý do khác nhau, doanh nghiệp phải làm thủ tục pháp lý thay đổi NĐDTPL, chẳng hạn: NĐDTPL từ chức; bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức theo quyết định của cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền trong doanh nghiệp; NĐDTPL rơi vào trường hợp bị cấm quản lý doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 17 LDN năm 2020 trong quá trình làm đại diện; trường hợp doanh nghiệp chỉ còn một NĐDTPL và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL của