Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động bán hàng của Công ty

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT ĐOÀN GIA (Trang 38)

2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu

2.2.1.1 Thị hiếu và tập quán tiêu dùng

 Thị hiếu là sở thích, thói quen hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với từng loại hàng hóa hay dịch vụ.

 Khi bạn thích một loại hàng hóa nào đó thì bạn sẽ mua nó nhiều hơn, chẳng hạn như bạn tích uống sữa tươi thì bạn sẽ mua nó nhiều hơn.

 Ngược lại đối với hàng hóa mà bạn chưa quen dùng thì cầu về loại hàng đó sẽ thấp. Tuy nhiên việc nghiên cứu thị hiếu là rất phức tạp vì thị hiếu là thứ không thể quan sát trực tiếp được.

 Vì vậy, các nhà kinh tế giả định rằng thị hiếu không thay đổi hoặc thay đổi rất chậm và thị hiếu độc lập với các yếu tố khác của cầu.

80 81,25 83,3 20 19,75 19,8 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2018 2019 2020

 Thị hiếu của khách hàng muốn tìm một sản phẩm mới thay thế cho những vật liệu cũ như gạch men, đá granite… thì sàn gỗ công nghiệp là một sản phẩm mới thay thế tốt cho các sản phẩm ở trên.

 Khách hàng muốn sở hữu một không gian cao cấp và ấm cúm cho riêng mình, các mẫu mã đa dạng phong phú.

 Tập quán tiêu dùng: Hiện tại ở Việt Nam nhu cầu sử dụng sàn gỗ công nghiệp chỉ mới ở mức thấp, khách hàng chủ yếu vẫn dùng vật liệu quen thuộc như gạch men, đá granite… đó là một cái khó đối với Công ty cổ phần nội thất Đoàn Gia và chúng tôi muốn từng ngày thay đổi một ít đối với khách hàng.

2.2.1.2 Tình trạng kinh tế của người tiêu dùng

 Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cầu trong một thời gian xác định. Thu nhập của người tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua sắm của người tiêu dùng.

 Khi thu nhập tăng lên thì khả năng mua sắm của người tiêu dùng tăng lên và nhu cầu của họ về hàng hóa cũng tăng lên và ngược lại. Chẳng hạn khi thu nhập hàng tháng của bạn tăng lên bạn sẽ mua nhiều đồ dùng cá nhân hơn, còn ngược lại khi bạn bị giảm thu nhập, có nghĩa là tổng mức chi tiêu của bạn giảm đi và vì vậy bạn sẽ chi tiêu ít hơn để mua một số hàng hóa và cũng có thể là hầu hết hàng hóa.

 Sàn gỗ công nghiệp thường có giá cao hơn gấp đôi thậm chí gấp ba lần giá vật liệu cũ như gạch men, thì khách hàng của chúng tôi là những khách hàng có kinh tế ổn định.

2.2.2 Các nhân tố về cung

2.2.2.1 Nhân tố thuộc về Công ty

 Tiềm lực tài chính là sức mạnh của doanh nghiệp. Vì vậy việc huy động nguồn vốn là vô cùng quan trọng.

 Tiềm năng con người là yếu tố từ bắt đầu đến thành công. Năng lực con người sẽ là yếu tố duy trì trong kinh doanh. Việc khai thác khả năng của con người hiệu quả sẽ đem lại những kết quả tốt trong kinh doanh buôn bán.

 Công tác xúc tiến bán hàng là hoạt động giúp người tiêu dùng biết đến với sản phẩm, khơi dậy nhu cầu tiềm ẩn trong khách hàng.

 Chất lượng sản phẩm là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm tốt cả về hình dáng mẫu mã đến chất lượng thực sự sẽ thu hút khách hàng và xây dựng một thị trường vững chắc.

 Phương thức bán hàng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự trở lại của khách hàng. Phương thức bán hàng bao gồm hình thức cung cấp sản phẩm, giao hàng, thanh toán, bảo hành,... và cả thái độ phục vụ.

 Khả năng kiểm soát, quản lý bán hàng của người quản lý. Đây là yếu tố tối quan trọng trong kinh doanh. Người quản lý phải nắm bắt kịp thời tình hình bán hàng để đưa ra những quyết định trong kinh doanh. Các vấn đề thuộc về công tác quản lý bán hàng bao gồm quản lý nhân viên bán hàng, công tác bán hàng tại cửa hàng và bán hàng online, quản lý đơn hàng, quản lý tài chính kế toán, quản lý tình trạng kho hàng,...

2.2.2.2 Sức ép của đối thủ cạnh tranh

 Các đối thủ cạnh tranh hiện tại:

Các đối thủ cạnh tranh hiện tại là các công ty đang hoạt động trong cùng một ngành với doanh nghiệp. Nếu các đối thủ cạnh tranh là yếu thì doanh nghiêp sẽ có cơ hội tăng giá và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn và doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược bành trướng thế lực. Ngược lại, khi các đối thủ cạnh tranh càng mạnh thì sự cạnh tranh về giá là đáng kể và tốt nhất là duy trì sự ổn định tránh xảy ra chiến tranh giá cả. Mức độ cạnh tranh trong một ngành phụ thuộc chủ yếu vào một số yếu tố:

 Thứ nhất, đó là cơ cấu cạnh tranh của ngành. Thông thường nếu một ngành gồm nhiều doanh nghiệp, không có doanh nghiệp thống lĩnh thì mức độ cạnh tranh là rất lớn. Nếu trong ngành gồm một số doanh nghiệp và có doanh nghiệp thống lĩnh thì mức độ cạnh tranh giảm dần và ưu thế thuộc về doanh nghiệp thống lĩnh. Nếu chỉ có một doanh nghiệp hoặc một số doanh nghiệp nhưng liên kết với nhau thì trở thành độc quyền và mức độ cạnh tranh là không đáng kể. Doanh nghiệp phải xem xét tới cơ cấu cạnh tranh để đưa ra chiến lược hợp lý.

 Thứ hai, mức độ tăng trưởng của cầu, rõ ràng rằng nếu cầu của một ngành tăng lên thì xu hướng cạnh tranh giảm xuống. Do các doanh nghiệp mở rộng sản xuất để đáp ứng tăng lên mà không phải cạnh tranh giành giật thị trường. Ngược lại, khi cầu suy giảm nếu tỷ lệ thị phần là cố định thì cầu của các doanh nghiệp giảm

xuống làm cho các doanh nghiệp tăng cường cạnh tranh để giữ được mức thị phần hiện có và đây là đe dọa đối với các doanh nghiệp có sức cạnh tranh yếu.

 Thứ ba, đó là hàng rào rút khỏi ngành, thông thường nếu một doanh nghiệp không thể cạnh tranh trên thị trường hiện tại thì có thể rút khỏi ngành bao gồm chi phí đầu tư, chi phí nhập ngành mới, chi phí xã hội. Ngoài ra còn uy tín danh tiếng của doanh nghiệp cũng là yếu tố làm rào cản cho doanh nghiệp rút khỏi ngành.

 Xuất hiện đối thue cạnh tranh mới:

 Thông thường một ngành tăng trưởng cao và các doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận sẽ khuyến khích các doanh nghiệp khác gia nhập ngành. Đây là đe dọa cạnh tranh của các lực lượng tiềm ẩn đối với các doanh nghiệp trong ngành. Các doanh nghiệp trong ngành tìm cách hạn chế việc gia nhâp này vì càng nhiều doanh nghiệp trong ngành thì lợi nhuận bị chia sẻ và cạnh tranh khốc liệt hơn.

 Tuy nhiên không phải dễ dàng gia nhập một ngành mới do có một số cản trở gọi chung là hàng rào gia nhập nó bao gồm các yếu tố như: lợi thế chi phí tuyệt đối do bản quyền và bằng phát minh sáng chế mang lại, độc quyền về nguyên liệu mà đối thủ gia nhập không có, sự khác biệt hóa sản phẩm và sự phản ứng của các doanh nghiệp trong ngành.

2.2.3 Các nhân tố khác thuộc môi trường kinh doanh 2.2.3.1Môi trường kinh tế

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển đáng kể, đạt vô số thành tựu đáng kể cụ thể là 2018-2020 tốc độ tăng trưởng GDP với tỷ lệ 6,68%, 6,21%, 6,81% tương ứng. Trong năm 2018, GDP của nền kinh tế Việt Nam tăng 7,08% - đó là con số lớn nhất trong vòng 10 năm trên phường. Trong giai đoạn 2020-20201, nền kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ duy trì ổn định, đạt được một tốc độ tăng trưởng tốt, bởi các chuyên gia. Việt Nam dự kiến sẽ đạt khoảng 6,9-7,1% và 7% tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này, theo Trung tâm Quốc gia Dự báo Thông tin và Xã hội Kinh tế (NCIF) và giám sát Ủy ban Tài chính Quốc gia (NSFC), tương ứng.

Các hoạt động kinh doanh của công ty phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người. Khi nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, thu nhập của người dân cao, đời sống vật chất được bảo đảm, sự cần thiết phải xây dựng các tòa nhà cao tầng, xây dựng nhà cửa, mua hàng trang trí nội thất gỗ cao cấp, ... thổi phồng tạo điều kiện

Lạm phát cao gây khó khăn cho tất cả các ngành trong nền kinh tế, và MDF cũng ít bị ảnh hưởng bởi nguy cơ này. Nhưng một số mặt hàng đầu vào trực tiếp sản xuất MDF lõi như gỗ, melamine, điện, xăng dầu vv ... tăng liên tục trong những tháng và những năm mà tỷ lệ trung bình chi phí sản xuất tăng lên. Tuy nhiên, thông qua cải tiến công nghệ, kiểm soát và tiêu thụ giảm hơn định mức nguyên liệu, vật liệu đóng kiện, công ty đã phần nào hạn chế ảnh hưởng đến sự tăng giá đối với doanh nghiệp sản xuất. Thị trường Bất động sản Đà Nẵng vừa trải qua những cơn sốt đất chưa từng có trong mấy năm vừa qua đặc biệt là cuối năm 2018 và đầu năm 2019 dẫn đến chi phí thuê xưởng cũng bị đội lên đáng kể sau những đợt sốt đất.

2.2.3.2 Môi trường chính trị và pháp lý

Việt Nam là một quốc gia với một tình hình chính trị ổn định, Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các công ty phát triển kinh doanh.

Giới thiệu về hệ thống pháp luật, Công ty được quản lý bởi một hệ thống pháp luật, nghị định liên quan đến Luật doanh nghiệp, Luật Thuế, Luật Chứng khoán, các tiêu chuẩn kế toán - kiểm toán mới; và phải được điều chỉnh bởi các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ chế biến và thương mại, nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và muối. Do đó, bất kỳ thay đổi trong luật và quy định đang ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

Bên cạnh đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam là không đủ đặc biệt là điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 2.2.3.3 Môi trường văn hóa xã hội

Việt Nam có một lịch sử lâu dài, đa dạng văn hóa, với 54 dân tộc khác nhau sống chung với nhau, mỗi dân tộc mang vẻ đẹp riêng của mình một lối sống, tín ngưỡng, ... tạo nên nền văn hóa đa dạng và phong phú Việt Nam. dòng chảy văn hóa mới từ đất nước và nhân dân Việt Nam của bạn được đón nhận nồng nhiệt và đã có những thay đổi trong nhân dân Việt Nam, nhất là giới trẻ. Lối sống, cách cho ăn, quần áo, nhà ở, ... có sự thay đổi để phù hợp hơn với sự phát triển của thế giới. Hôm nay, tài nguyên, nhiên liệu tự nhiên hơn và mệt mỏi hơn, mọi người đang tìm kiếm các nguồn lực mới để thay thế. Vật tư, đồ nội thất làm từ gỗ tự nhiên một chút, nhưng thay vào đó là sự ra đời của gỗ nhân tạo như HDF, MFC, mộc, .... Bên cạnh đó, sống cuộc sống ngày càng được cải thiện, nhu cầu của họ cũng thay đổi từ "thực phẩm và quần áo" để " ngon, mặc đẹp "; người đàn ông không yêu cầu đáng tin cậy, chắc chắn, nhưng cũng đẹp. Xu hướng sử dụng gỗ

nhân tạo để làm đồ nội thất, trang trí và nhiều hơn nữa người tiêu dùng đang được ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ cao và phương pháp đơn giản bảo quản. Nắm bắt được xu hướng này, Công ty đã đầu tư vào máy móc thiết bị và nhân sự để phân phối và cải thiện chất lượng sản phẩm, thiết kế sáng tạo và mang lại sự hài lòng cho khách hàng của chúng tôi.

2.2.3.4 Môi trường kỹ thuật công nghệ

Khoa học và công nghệ đang phát triển nhanh lĩnh vực với nhiều phát minh mới mang tính ứng dụng cao trong cuộc sống, tiếp cận khách hàng với phạm rộng và tốc độ rất nhanh. Hầu như tất cả các lĩnh vực sản xuất đang áp dụng công nghệ tiên tiến để đảm bảo tính thống nhất trong chất lượng sản phẩm, đồng thời nâng cao năng suất, giảm lao động và do đó mang lại cao hiệu quả kinh doanh.

Trong lĩnh vực chế biến gỗ, nhiều máy móc, thiết bị hiện đại ra đời góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất cao hơn và ô nhiễm môi trường. Là một trong những nhà máy lớn nhất trong lĩnh vực này, công ty cổ phần nội thất Đoàn Gia có vốn đầu tư và lắp ráp máy móc thiết bị hiện đại trong khu vực miền Trung và nhập khẩu các sản phẩm cao nhất ở nước ngoài.

Nhìn chung, mặc dù có nhiều khó khăn, ngành gỗ của Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển và hứa hẹn trong tương lai sẽ trở thành một trong những ngành chủ chốt của nền kinh tế Việt Nam.

2.3 Đặc điểm thị trường kinh doanh của Công ty cổ phần nội thất Đoàn Gia 2.3.1 Quy mô thị trường 2.3.1 Quy mô thị trường

Thị trường chủ yếu của Công ty cổ phần nội thất Đoàn Gia chủ yếu tập trung ở các tỉnh thành miền Trung như: Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi…

2.3.2 Đặc điểm người mua

Khách hàng thường chọn những công ty có uy tín trên thị trường với những mẫu mã đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện của mình. Khách hàng biết đến sản phẩm của công ty thông qua những nhà bán lẻ hoặc các đại lý của công ty hay từ những chiến dịch quảng cáo của công ty.

Khách hàng cá nhân: Là những khách lẻ mua sản phẩm của công ty để trang trí nhà ở, cửa hàng, showroom, salon… thường mua với số lượng ít.

Khách hàng tổ chức: Là những công ty kiến trúc, nhà thầu xây dựng mua với số lượng lớn như: (AQUAHOME, GIẤY DÁN TƯỜNG ĐÀ NẴNG, CÔNG TY KIẾN TRÚC HOA GIÓ, LỘC AN,...) để thi công các công trình hoặc các đại lý lớn mua về để bán lẻ cho người tiêu dùng…

2.3.3 Đặc điểm và cách mua sắm của cư dân trong vùng

Dân cư trong vùng có nhu cầu mua sắm các sản phẩm nội thất thông qua các địa chỉ showroom, website, facebook, các trang quảng cáo… thường thì thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc qua tài khoản ngân hàng.

2.3.4 Cơ cấu các mặt hàng trên thị trường của Công ty cổ phần nội thất Đoàn Gia Đoàn Gia Group là nhà tư vấn thiết kế, thi công trọn gói, cung cấp vật tư nội thất và Đoàn Gia Group là nhà tư vấn thiết kế, thi công trọn gói, cung cấp vật tư nội thất và hoàn thiện công trình chuyên nghiệp tại Đà nẵng với các sản phẩm chính:

 Cửa gỗ: Cửa gỗ HDF, cửa gỗ Veneer, cửa gỗ tự nhiên, cửa chống cháy gỗ, thép.

 Ván Sàn : Sàn gỗ nhập khẩu từ Châu Âu, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc, Sàn gỗ tự nhiên – Sàn Nhựa Ngoài trời – Sàn Nhựa giả gỗ – Sàn thể thao.

 Cửa Nhựa lõi thép, Cửa Nhôm Xingfa – Vách dựng – Cầu thang – Lan can Kính Cường lực.

 Đá Trang trí: Đá Granite tự nhiên, Granite Nhân tạo, đá ốp lát trang trí. Giấy dán tường Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản….

 Nội thất gỗ: tủ bếp, cầu thang, nội thất khách sạn, nội thất văn phòng…

 Với đội ngũ kiến trúc sư – kỹ sư thiết kế và thi công nội thất chuyên nghiệp cùng dây chuyền sản xuất chuẩn, hiện đại, Đoàn Gia Group đem đến những những sản phẩm nội thất thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của Quý khách hàng với các cam kết:

 Mẫu mã đa dạng: nội thất Đoàn Gia đã thiết kế hơn 100 mẫu thiết kế cửa đẹp; 400 mẫu thiết kế tủ bếp đẹp trên nhiều chất liệu, Liên tục nhập khẩu những dòng sản phẩm sàn gỗ nhập khẩu mới, mẫu mã đẹp để đáp ứng tất cả các yêu cầu Quý khách hàng về mẫu mã.

 Chất lượng vượt trội: Với hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ và dây chuyền sản xuất hiện đại, Đoàn Gia Group cam kết luôn đem đến các sản phẩm với chất

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT ĐOÀN GIA (Trang 38)