Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của xã

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã phúc thuận, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2015 2017 (Trang 46 - 48)

Theo FAO: Loại hình sử dụng đất (LUT – Land Use Type) là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế – xã hội và kĩ thuật được xác định.

-Qua quá trình điều tra nông hộ và điều tra hiện trạng sử dụng đất, có thể xác định được trên địa bàn xã Phúc Thuận có các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính sau đây :

Bảng 4.6 Các LUT sản xuất nông nghiệp của xã Phúc Thuận

STT Loại hình sử dụng đất sản xuất

nông nghiệp chính Kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

LUT1 Đất chuyên lúa Lúa xuân- lúa mùa

LUT2 Đất lúa xuân – lúa mùa- cây vụ đông

Lúa xuân – lúa mùa-lạc Lúa xuân – lúa mùa- ngô

LUT3 Đất 1 lúa- 1 màu Lúa mùa- lạc

Lúa mùa- ngô

LUT4 Đất chuyên màu

Lạc xuân- ngô đông Ngô xuân- ngô đông

Lạc xuân – khoai lang đông

LU5 Đất trồng cây ăn quả Vải

Nhãn LUT6 Đất trồng cây lâu năm Chè

( Nguồn : Kết quả điều tra nông hộ xã Phúc Thuận )

*Loại hình sử dụng đất chuyên lúa: Có 2 kiểu sử dụng đất đó là 2 vụ lúa xuân và 1 vụ lúa mùa

- Đất 2 vụ lúa được bố trí trên những chân đất có điều kiện tưới nước, đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nặng, một số diện tích úng nhẹ trong vụ mùa. Trên loại đất này chủ yếu trồng các giống lúa bao thai, nếp, khang dân, lúa lai...

+ Vụ lúa xuân: phần lớn diện tích trồng lúa vụ xuân ở Phúc Thuận có điều kiện nước tưới chủ động nên thường gieo cấy các giống phổ biến như Bao thai, Syn6, Khang dân, lúa lai... cho năng suất khoảng 40-45 tạ thóc/ha.

+ Vụ lúa mùa : Được gieo trồng khoảng từ đầu tháng 6 , giống lúa được gieo trồng Khang Dân, Gs9, Syn6...Ở những khoảnh đất chủ động nước thì gieo trồng những giống lúa thuần hoặc giống lai Trung Quốc...thường cho năng suất từ 50-60 tạ thóc/ha.

*Loại hình sử dụng đất Lúa Xuân - Lúa Mùa - cây vụ đông: Có 2 kiểu sử dụng đất là lúa xuân- lúa mùa- lạc; lúa xuân – lúa mùa – ngô. Loại hình này được phát triển ở những nơi có địa hình bằng , chủ động tưới nước.

*Loại hình sử dụng đất lúa xuân - cây màu: Có kiểu sử dụng đất Lúa mùa – lạc; Lúa mùa –Ngô. Các kiểu sử dụng đất này được phát triển ở những nơi có địa hình cao, không chủ động được nước tưới .Trong cơ cấu phân bón đa phần là phân

hóa học, phân hữu cơ và phân chuồng chiếm tỷ lệ thấp, do không chủ động nguồn nước tưới nên năng suất lúa đạt mức thấp.

Đây là loại hình sử dụng đất được bố trí trên chân đất có địa hình cao, năng suất cây trồng chỉ đạt ở mức trung bình khá , các công thức luân canh với cây họ đậu cho năng suất cao hơn (lạc 16 tạ/ha,lạc trồng xen 9 tạ/ha,ngô trồng xen 11 tạ /ha).

*Loại hình sử dụng đất chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày :

Loại hình sử dụng đất này có công thức luân canh rất đa dạng phong phú , có 3 kiểu sử dụng đất là : Lạc xuân- Ngô đông ; Lạc xuân – Khoai lang đông; Chuyên ngô ,rau, đậu các loại.

*Loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả : Các loại cây ăn quả được trồng phổ biến ở đây là Nhãn (215.53 ha), Vải (93 ha) vườn tạp và đất vườn cải tạo của hộ gia đình . Năng suất khác nhau tùy thuộc vào giống, chế độ bón phân , làm đất,chăm sóc và mức độ tập chung. Những vườn trồng lẻ, xen, phân tán với lượng phân bón thấp chủ yếu là phân chuồng , phân hóa học thường cho năng suất trung bình thấp.

*Loại hình sử dụng đất trồng cây công nghiệp:Có 1 kiểu sử dụng đất là đất trồng cây công nghiệp lâu năm ( loại cây được trồng phổ biến ở đây là cây chè có diện tích 535,3 ha). Đây là cây trồng chính ở các khu vực đồi ,vườn đồi của các hộ gia đình.

Thực tế cho ta thấy sự biến động quan hệ đất đai theo quy luật của quá trình đô thị hóa. Đó là diện tích đất nông nghiệp giảm dần trong khi diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên. Tuy nhiên trong diện tích đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp còn khá lớn chiếm đa số của các loại đất khác. Điều này đòi hỏi vai trò quản lý của Nhà nước về đất đai củ a xã phải có những chuyển biến cho phù hợp với quá trình đô thị hóa hiện nay.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã phúc thuận, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2015 2017 (Trang 46 - 48)