Tác động của DN FDI tại Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu hoạt động của hệ thống tài chính (Trang 33 - 41)

Thứ nhất, về kinh tế FDI có tác động tích cực theo các phương diện:

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua bổ sung vốn thúc đẩy các ngành, địa bàn thu hút FDI phát triển nhanh hơn. Dữ liệu của Bộ KHĐT cho thấy, FDI hiện đóng góp khoảng 20% GDP và là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư phát triển với tỷ trọng khoảng 23,7% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, 58% tổng vốn đầu tư FDI tập trung vào lĩnh vực chế biến, chế tạo, tạo ra trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, kim ngạch xuất khẩu của khu vực này cũng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong xuất khẩu cả nước. Theo Cục đầu tư nước ngoài đã công bố, năm 2012 tính cả vốn cấp mới và tăng thêm, vốn FDI vào Việt Nam đạt 16,3 tỷ USD đã tăng lên 34,15 tỷ USD vào năm 2021.

Góp phần tăng kim ngạch xuất nhập khẩu: Trong giai đoạn 2012-2021 mặc cho tình hình thế giới có nhiều biến động đơn cử như đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu. Năm 2021 kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam sau một năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch vẫn lóe lên những điểm sáng. Theo báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI kể cả dầu thô ước tính đạt 247,5 tỷ USD, chiếm 73,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Không chỉ trực tiếp đóng góp, sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI kéo theo hệ sinh thái đồ sộ hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kết nối các doanh nghiệp Việt Nam với các tập đoàn đa quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Các nhà cung cấp (vendor) cũng lũ lượt đến Việt Nam mở nhà máy nhằm rút ngắn khoảng cách chuỗi cung ứng, cũng như tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ, thị trường tiềm năng và những ưu đãi mà Chính phủ đem lại. Điển hình như Samsung Việt Nam đã hợp tác với khoảng 50 nhà cung ứng cấp 1 là doanh

nghiệp Việt, Panasonic Việt Nam có 4 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi, ngoài ra doanh nghiệp Việt cũng đã tham gia được vào chuỗi sản xuất của Canon, Intel.Ngày 14/11/2020, Universal Scientific Industrial (USI) đã khởi công nhà máy lắp ráp và sản xuất bảng mạch điện tử tại Khu công nghiệp DEEP C Hải Phòng với số vốn đầu tư ban đầu là 200 triệu USD (dự kiến tăng vốn đầu tư lên mức 400 triệu USD trong giai đoạn tiếp theo). Ngoài ra gần đây, Foxconn cũng đã chính thức đầu tư dự án sản xuất iPad và MacBook trị giá 270 triệu USD tại tỉnh Bắc Giang, đây tín hiệu rất tích cực cho sự chuyển mình của ngành điện tử.

Giải quyết vấn đề việc làm: Trong thời kỳ thu hút vốn đầu tư nước ngoài, lao động thường tập trung vào một số ngành sản xuất thâm dụng lao động như dệt may, da giày, hiện nay tỷ trọng lao động trong một số ngành sản xuất áp dụng công nghệ cao đang gia tăng nhanh chóng. FDI làm thay đổi cơ bản, nâng cao năng lực và kỹ năng lao động thông qua đào tạo trực tiếp và gián tiếp nâng cao trình độ lao động. Tỷ trọng lao động trong ngành điện tử đã tăng từ 8,03% năm 2012 lên 15,7% trong năm 2017. Năng suất lao động cũng có sự chuyển biến tích cực nhờ nguồn vốn của khu vực FDI. Theo mức giá năm 2017, năng suất lao động của doanh nghiệp FDI đạt 330,8 triệu đồng/lao động, cao gấp 3,5 lần năng suất lao động chung cả nước. Tính đến năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 nhưng khối doanh nghiệp FDI vẫn mang lại việc làm ổn định cho lao động trong nước, tiêu biểu là tỉnh Thanh Hóa, trước tình hình dịch bệnh vẫn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho gần 166.000 lao động với mức thu nhập bình quân gần 6,5 triệu đồng/người/tháng và vẫn đang có nhu cầu tuyển dụng thêm. Ngoài ra có thể nói đến một tập đoàn lớn như Samsung, hiện nay đang thu hút hơn 170.000 lao động làm việc trong các nhà máy sản xuất tại Bắc Ninh, Thái Nguyên…

Góp phần thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng: Nhìn chung, các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá hệ thống cơ cấu hạ tầng của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ. Được coi là điểm trừ trong quá trình thu hút vốn đầu tư FDI, vào năm 2012, Chính Phủ đã đưa ra các nghị quyết về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Có thể nói đến kết luận số 77-KL/TW ban hành ngày 5/6/2020 của Bộ Chính trị về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước nêu rõ: “Chủ động, có cơ chế, chính sách, hoàn thiện hạ tầng cơ sở, cung ứng các dịch vụ hỗ trợ nhằm thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường, sinh thái, nhất là từ các tập đoàn lớn, các công ty đa quốc gia có công nghệ cao, tiềm lực mạnh, đứng đầu hoặc chi phối các mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu.”

Thay đổi cơ cấu ngành kinh tế: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, những năm đầu FDI tiến vào Việt Nam, ngành được đầu tư cao nhất là nông nghiệp với tỷ trọng là 38,1%, tiếp đến là dịch vụ với 33%, công nghiệp chỉ chiếm 28,9%. Đến năm 2012 thì cơ cầu ngành kinh tế đã có sự biến chuyển mạnh mẽ. Nhóm ngành dịch vụ dẫn đầu cả nước với tỷ trọng là 42,6% trong tổng GDP, đứng thứ 2 là công công nghiệp chế biến với 25,7%, nông nghiệp đứng thứ 3 với 15,8%-tuy là đã giảm mạnh so với trước kia, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu kinh tế nước ta. Đến năm 2017, dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (41,3%); công nghiệp và xây dựng chiếm 33,34%; khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản chỉ còn chiếm 15,34%. Có thể thấy cơ cấu kinh tế đang dịch chuyển dần dần qua các ngành dịch vụ và công nghiệp, ngành nông nghiệp dần đóng góp ít đi trong phát triển kinh tế Việt Nam do xu hướng dịch ngành dịch vụ đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong thập kỷ qua. Đến

năm 2021, cơ cấu nền kinh tế không có sự biến đổi quá nhiều; khu vực nông- lâm- thuỷ sản chiếm tỷ trọng 12,36%; công nghiệp và xây dựng chiếm 37,86%; khu vực dịch vụ chiếm 40,95%. Có thể thấy các ngàn về nông nghiệp đang ngày càng giảm tỷ trọng, ngành xây dựng đang tăng trưởng mạnh do tình hình kinh tế thế giới tác động, đặc biệt là việc chuyển dịch nhà máy nước ngoài về Việt Nam trong 2 năm vừa qua, nhóm ngành dịch vụ vẫn đứng đầu trong cơ cấu kinh tế cả nước-khẳng định tầm quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế trong nước.

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong nước: Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ, thời gian qua, FDI đã góp phần thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, từng bước nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Đặc biệt, trong các lĩnh vực: dầu khí, giao thông, xây dựng, cơ khí chế tạo, điện tử - viễn thông - tin học, dệt may - giày dép đã đạt được một số kết quả bước đầu. Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ “từ năm 2007 đến 2014 có 187 hợp đồng chuyển giao công nghệ đăng ký tại các địa phương, trong đó chuyển giao 137 quy trình công nghệ (73%), 140 bí quyết công nghệ (75%), 145 trợ giúp kỹ thuật (77.5%), 134 nội dung chuyển giao liên quan đến đào tạo vận hành công nghệ (71.5%) và chỉ chuyển giao 25 sở hữu công nghiệp (13%)”. Trong năm 2021, Theo Bộ Khoa học và Công nghệ các hợp đồng chuyện giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài đã được phê duyệt, số hợp đồng thuộc lĩnh vực công nghiệp hiện chiếm tới 63%, chế biến nông sản, thực phẩm chiếm 26% và y dược, mỹ phẩm chiếm 11%. Thông qua hoạt động FDI, nhiều công nghệ mới đã được thực hiện chuyện giao công nghệ và nhiều sản phẩm mới đã được sản xuất trong các xí nghiệp FDI; nhiều cán bộ, công nhân đã được đào tạo mới và đào tạo lại để cập nhật kiến thức phù hợp với yêu cầu mới. Một số ngành đã tiếp thu được công nghệ tiên tiến với trình độ hiện

đại của thế giới như: bưu chính - viễn thông, dầu khí, xây dựng, cầu đường… Đồng thời, trong thời gian qua, hầu hết các doanh nghiệp trong nước đã đổi mới hoặc nâng cấp các trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng cao của nền kinh tế.

III.2. Những hạn chế của doanh nghiệp FDI

Không thể phủ nhận những tác động tích cực mà FDI mang lại, nhưng cũng không thể lờ đi những tác động tiêu cực của nó. Đặc biệt trong kinh doanh, việc nhận biết sớm những mặt tiêu cực của một vấn đề sẽ là lợi thế, nhằm xây dựng những kế hoạch và định hướng đúng đắn.

Tỷ lệ doanh nghiệp FDI vi phạm quy định về luật pháp của Việt Nam còn cao:

Theo kết quả thanh tra của Tổng cục Môi trường tại 28 tỉnh phía Bắc trong các năm 2017, 2018 và 2019 thì tỷ lệ doanh nghiệp FDI vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường tăng lên trong các năm. Cụ thể, năm 2017 có 12/27 doanh nghiệp vi phạm, chiếm tỷ lệ 44,5%; năm 2018 có 14/25 doanh nghiệp vi phạm, chiếm tỷ lệ 56% và năm 2019 là 13/19 doanh nghiệp vi phạm, chiếm tỷ lệ 68%. Thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, số DN FDI có lãi chiếm tỷ lệ ít, mới đạt 45% số DN, trong khi đó, nhiều doanh nghiệp có số lỗ lớn và lỗ liên tục trong nhiều năm. Có tới 12.455 DN báo lỗ, chiếm tỷ lệ 55% dù tổng doanh thu của số DN này đạt khoảng 847.000 tỷ đồng, tăng gần 12,7% so với năm 2018 và tổng tài sản giảm 0,7% so với năm 2018. Có khoảng 3.545 DN lỗ mất vốn năm 2019, chiếm gần 15,7%, nhưng trong số này có 2.160 DN doanh thu vẫn tăng trưởng. Đáng chú ý, số lượng doanh nghiệp FDI có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 báo lỗ lên tới 14.108 doanh nghiệp, tương đương 56% tổng số doanh nghiệp FDI đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Số thua lỗ năm 2020 của các doanh nghiệp FDI ghi nhận lên tới khoảng 151.064 tỷ đồng. Nghịch lý là dù

thua lỗ nhưng tổng tài sản của các doanh nghiệp FDI ghi nhận lỗ lũy kế trên báo cáo tài chính năm 2020 vẫn đạt khoảng 2,91 triệu tỷ đồng, tăng 8,1% so với năm 2019.

Phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI

Qua tỷ trọng xuất nhập khẩu cũng có thể nhận thấy được sự phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực FDI đóng góp 15,16% trong tăng trưởng GDP, con số này đến năm 2019 đạt 20,35%. Ngoài ra, DN FDI liên tục đóng vai trò chi phối trong xuất khẩu hàng hoá và khối DN FDI đạt đỉnh lần đầu tiên năm 2017 khi chiếm tới trên 72% tỷ trọng xuất khẩu. Trong khi các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 20,3% GDP của cả nước nhưng họ đóng góp tới 67,8% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2019. Năm 2021 các doanh nghiệp FDI tuy ít nhưng lại chiếm 72,2% tổng kim ngạch xuất khẩu và giúp Việt Nam xuất siêu.

Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của DN FDI luôn cao hơn DN nội địa nên khu vực FDI ngày càng chiếm ưu thế áp đảo trong xuất khẩu. Suốt từ năm 2012 đến nay, Việt Nam xuất siêu là nhờ doanh nghiệp FDI xuất siêu. Các doanh nghiệp trong nước chỉ mới dừng lại ở việc tham gia vào quá trình sản xuất như đóng gói bao bì, ... Theo Samsung Việt Nam cho biết, tỷ lệ cung cấp của các doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ dưới 10% và đặc biệt chủ yếu chỉ cung ứng in ấn và bao bì.

Cạnh tranh xuất khẩu với doanh nghiệp nội địa

Những thành quả mà nền kinh tế đạt được hiện nay, chủ yếu là do doanh nghiệp nước ngoài đảm nhận. Khu vực doanh nghiệp FDI vẫn chiếm ưu thế với hơn 70% doanh thu nội địa và gần 90% kim ngạch xuất khẩu, vai trò của doanh nghiệp trong nước còn mờ nhạt, phần lớn chủ yếu tham gia vào các công đoạn

lắp ráp, cung cấp dịch vụ và linh kiện đơn giản nên giá trị gia tăng thấp, thiếu sức cạnh tranh. Năng lực các doanh nghiệp nội địa trong ngành còn nhiều hạn chế, chất lượng, mẫu mã sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường. Nhiều doanh nghiệp điện tử nội địa có tiếng trước đây đang có xu hướng phát triển chậm lại hoặc mất dần thương hiệu và chiếm thị phần nhỏ. Đến nay, chỉ tính riêng tập đoàn Samsung, kim ngạch xuất khẩu đã chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước thông qua mặt hàng chính điện thoại cao cấp và linh kiện điện tử. Theo báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI kể cả dầu thô ước tính đặt 247,5 tỷ USD, chiếm 73,6% tổng kim ngạch của cả nước.

Hàm lượng chuyển giao công nghệ còn thấp

Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam chủ yếu sản xuất khâu lắp ráp, gia công chủ yếu để xuất khẩu. Theo điều tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư liên kết xuôi của hoạt động chuyển giao công nghệ lại chủ yếu đến từ các DN trong nước hoặc các DN nước ngoài đặt tại Việt Nam. Có tới 70% doanh nghiệp trong nước tìm nguồn đầu vào cung ứng ngay tại thị trường Việt Nam, chỉ có 5% doanh nghiệp nhập khẩu hoàn toàn nguyên liệu đầu vào, số còn lại tìm nguồn cung ứng đầu vào từ cả thị trường trong nước và nước ngoài. Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thì vào năm 2011-2012 tỷ lệ chuyển giao công nghệ từ nước ngoài là 35%, nhưng sang đến 2013 con số này chỉ còn lại 10%. Điều này cho thấy rõ rang rằng các doanh nghiệp nước ngoài đang lấn át vị thế của doanh nghiệp trong nước. Hơn nữa, Theo báo cáo Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2018, điểm số xếp hạng các quốc gia về chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam có điểm số là 4,1 đứng ở vị trí 89 trong tổng số các quốc gia tham gia xếp hạng và đứng ở vị trí thứ 8 trong các quốc gia trong khu vực Asean, tuy nhiên nước ta đang bị đánh

giá là quốc gia có hiệu quả chuyển giao công nghệ từ khu vực FDI rất thấp và đang có xu hướng tụt hậu. Ngoài ra vào năm 2016, tỷ lệ nghiên cứu và triển khai (R&D) ở Việt Nam rất thấp- khoảng 5% doanh nghiệp có cơ sở R&D và khoảng 7% số doanh nghiệp đang trogn quá trình triển khai tiếp cận công nghệ nhưng không có cơ sở R&D. Điều này chứng tỏ gần 80% doanh nghiệp tại Việt Nam không có R&D hoặc không có các chiến lược tiếp cận công nghệ nên hoạt động chuyển giao công nghệ khá chậm. Chuyển giao công nghệ từ FDI đến nay vẫn chưa đạt kỳ vọng, chỉ từ mức 33.365 tỷ đồng năm 2011 lên 166.352 tỷ đồng năm 2019, hơn 80% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ trung bình của thế giới, khoảng 5-6% sử dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong khi mục tiêu là 35-40%.

Một phần của tài liệu hoạt động của hệ thống tài chính (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w