Tầm nhìn và định hướng cho doanh nghiệp FDI trong thời gian tới

Một phần của tài liệu hoạt động của hệ thống tài chính (Trang 41 - 46)

IV.1. Giải pháp mang tính chất vĩ mô nhằm khắc phục các hạn chế

Một là, Việt Nam cần kịp thời điều chỉnh chính sách trong hỗ trợ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đảm bảo dòng vốn FDI có chọn lọc hơn. Hoàn thiện khung pháp lý để đảm bảo thu hút vốn mà vẫn phù hợp với thể chế pháp lý và môi trường ở Việt Nam, Chính phủ củng cố lại cơ sở pháp lý về quản lý hoạt động chuyển giá, ban hành và hướng dẫn đầy đủ các phương pháp xác định giá chuyển giao phù hợp

với trình độ phát triển kinh doanh trong nước và phù hợp với thông lệ quốc tế. Xem

xét điều chỉnh mức thuế suất thuế TNDN của Việt Nam không quá chênh lệch với thuế suất của các nước trong khu vực, cũng như giữa các địa phương trong nước, để ngăn chặn động cơ chuyển giá nhờ khai thác chênh lệch mức thuế giữa các địa phương, kéo dài thời gian thanh tra thuế hơn so với mức chung trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài để có đủ thời gian cần thiết thực hiện đấu tranh với hiện tượng chuyển giá xuyên quốc gia, bổ sung quy phạm pháp luật về điều chỉnh đối với các dự án đang hoạt động kinh

doanh có số lỗ vượt vốn chủ sở hữu. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm đạt được những thỏa thuận và kế hoạch chống thất thu và chuyển giá giữa các quốc gia với nhau.

Hai là, Chính phủ trong nước cần tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước đóng vai trò là chất xúc tác của nền kinh tế và cũng là khối doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực lao động đáng kể của cả nước, góp phần quan trọng trong vấn đề giải quyết việc làm. Đặc biệt, khi những doanh nghiệp này tác động ngược trở lại sẽ mang đến lợi ích cho doanh nghiệp nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, tăng chi đầu tư trực tiếp trong nước, bao gồm cả đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các doanh nghiệp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và thị trường, xây dựng chiến lược tạo việc làm là trọng tâm của chiến lược kinh tế vĩ mô. Tăng cường ứng dụng và chuyển giao công nghệ, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước hiện đại hóa sản xuất, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp mới trong nước. Đẩy mạnh chiến lước phát triển thương hiệu Việt Nam. Chính Phủ cần khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào các ngành trọng điểm của nền kinh tế, từ đó tạo tiền đề hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh, tạo ra các thương hiệu lớn và canh tranh toàn cầu.

Ba là, hóa giải nghịch lý xuất khẩu mặt hàng thông qua việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp trong nước cần nâng cao năng lực để có thể tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp đầu chuỗi đang hoạt động tại Việt Nam và tăng cường tham gia các hoạt động, sự kiện kết nối kinh doanh để có thể tận dụng được những cơ hội kết nối với doanh nghiệp đến từ nước ngoài. Xây dựng và đào tạo đội ngũ nghiên cứu thiết kế và phát triển các sản phẩm công nghệ cao, tích hợp hệ thống và khả năng lập trình để có những sản phẩm có giá trị cao. Cần xây dựng cơ chế, chính sách để chủ động hỗ trợ thúc đẩy phát triển và nâng tầm doanh nghiệp Việt Nam, đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo sự liên kết, lan tỏa giữa

doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp nội địa cũng cần đưa ra những giải pháp đột phá cho quá trình kinh doanh của mình để thu hẹp khoảng cách với các doanh nghiệp FDI như là cung cấp dịch vụ tư vấn công nghệ hiệu quả; vận hành quỹ phát triển công nghệ; tận dụng những lợi thế về văn hoá, địa lý và chính sách thuế để tạo ưu thế riêng. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần phải có định hướng rõ ràng về các mặt hàng mang tính chất chiến lược. Trên cơ sở đó giúp cho doanh nghiệp nội địa tập trung các nguồn lực để phát triển sản phẩm có năng lực cạnh tranh tốt.

Bốn là, như đã nói ở trên, cơ sở hạ tầng của nước ta vẫn là một điểm trừ trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục thì đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cũng là điều quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn FDI. Phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông đường điện làm tăng khả năng thu hút của môi trường đầu tư và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh với các nước bạn. Tạo dựng những điều kiện để phát triển khu vực FDI trong thực hiện phát triển bền vững.

IV.2. Tầm nhìn đặt trong bối cảnh

Đại dịch Covid-19 bùng nổ được xem là chất xúc tác để các doanh nghiệp tại Việt Nam đẩy mạnh chuyển đổi số. Trải qua những đợt bùng nổ của đại dịch, các doanh nghiệp bắt đầu áp dụng hình thức làm việc tại nhà, các buổi họp và giao việc đều chuyển đổi sang online. Các doanh nghiệp thay đổi mô hình từ truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo và duy trì công việc.

Trong hoàn cảnh dịch bệnh phức tạp kéo dài khiến phần lớn các doanh nghiệp nhận ra việc khai thác tiềm năng của mạng internet chưa được triệt để. Không những thay đổi phương thức quản trị, doanh nghiệp trong giai đoạn đại dịch và sau đại dịch cũng đang có cái nhìn thay đổi về phương thức bán hàng. Đem sản phẩm của doanh

nghiệp đến với khách hàng qua các hình thức online, đảm bảo nguồn khách hàng tiếp cận được rộng hơn và thời gian tiếp cận lâu hơn.

Việc chuyển đổi số trong cách quản trị và tiếp thị của doanh nghiệp sẽ giúp giảm đáng kể chi phí quản lý, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp. Thay đổi, thích ứng nhanh với điều kiện cho phép sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và lâu dài.

Trong bối cảnh hiện nay, đầu tư các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ nước ngoài vào Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy Việt Nam cần có những chính sách ưu đãi đầu tư thật cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận mặt bằng sản xuất, các chính sách ưu đãi tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn nữa để đón những doanh nghiệp nước ngoài sang đầu tư tại Việt Nam.

Ngoài những vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư nói chung, các nhà đầu tư còn chú trọng đến một số khía cạnh như: Tính công khai, minh bạch, ổn định, dễ dự báo về chính sách; thủ tục hành chính đơn giản, dễ tiếp cận, áp dụng, bảo đảm thời gian đã quy định… là rất quan trọng, nhất là đối với các công ty có vốn đầu tư FDI. Ngoài ra, những vấn đề như sự dễ chấp nhận ở một số tỉnh, thành phố trong việc chấp nhận dự án FDI quy mô nhỏ, công nghệ chưa cao, ngành nghề không khuyến khích, thâm dụng lao động…, trong một thời gian dài đã không mang lại hiệu quả cho các địa phương về tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách. Do đó, để giữ chân và đẩy mạnh thu hút FDI chất lượng, nhất là đối với các doanh nghiệp từ nước ngoài thì các địa phương, nhất là những địa bàn đã phát triển cần giữ nguyên tắc chọn lọc, chỉ thu hút dự án công nghệ cao, công nghệ tương lai, dịch vụ hiện đại và cần chú trọng đáp ứng yêu cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia về thời gian đàm phán, ký thỏa thuận và triển khai thực hiện.

Sau đại dịch, cần nhanh chóng có những điều chỉnh kịp thời chính sách đầu tư nước ngoài cho phù hợp và theo kịp với những biến động, bất trắc của kinh tế toàn cầu và những thay đổi trong chiến lược thu hút FDI của các nước trong khu vực và trên thế giới; đồng thời, xây dựng lợi thế cạnh tranh riêng trong thu hút đầu tư của Việt Nam. Chính phủ cần sớm xác định cụ thể danh mục ngành, lĩnh vực cần thu hút đầu tư nước ngoài và ngành, lĩnh vực chỉ các nhà đầu tư trong nước thực hiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Tổng cục Thống kê

2. Báo cáo nghiên cứu: Đầu tư trực tiếp của Australia vào Việt Nam. Đánh giá hiệu quả thực tế và Những giải pháp chính sách_Trung tâm WTO và Hội nhập.

3. Bộ Công thương

4. Bộ Kế hoạch và đầu tư

5. Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán số 96 - 10/2015, công thông tin điện tử kiểm toán nhà mước Việt Nam.

6. Thông tấn xã Việt Nam (2020). “Thúc đẩy chuyển giao, phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam”

7. ThS. Phạm Thiên Hoàng (2019), “Tầm quan trọng của khu vực FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam”

8. Hồng Kiều (2021), “Thị trường lao động 2021 khởi sác theo làn sóng dòng vốn FDI”.

Một phần của tài liệu hoạt động của hệ thống tài chính (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w