So sánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu BÀI tập NHÓM PHÂN TÍCH báo cáo tài CHÍNH CHỦ đề 3 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CÔNG TY cổ PHẦN VIỄN THÔNG FPT 2011 2013 (Trang 25 - 26)

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Về mặt lý thuyết, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của cả 3 công ty FPT, VTC và ELC đều có trị số >1 chứng tỏ các doanh nghiệp này đều có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của FPT (1,423) nhỏ hơn nhiều so với VTC và ELC (đều lớn hơn 2). Xem xét về nguyên nhân, ta có thể thấy, trong năm 2013, tỉ trọng Nợ ngắn hạn/Tổng NV của FPT là 51,6%, VTC là 23,5%, ELC là 31,85%. Như vậy, trong năm 2013, FPT đã theo đuổi chính sách tích cực sử dụng vốn vay nợ tạo ra đòn bẩy tài chính cao, nhưng sẽ gặp rủi ro tài chính cao nhất trong 3 công ty. Tỉ trọng nợ ngắn hạn của VTC và ELC ở mức vừa phải, doanh nghiệp có mức độ tự chủ tài chính cao hơn FPT.

Trên thực tế, trị số của chỉ tiêu này >=2 thì doanh nghiệp mới hoàn toàn đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và các chủ nợ mới có thể yên tâm thu hồi các khoản nợ của mình khi đáo hạn. Hai công ty VTC và ELC đều có trị số của chỉ tiêu này >2, trị số của VTC ở mức cao nhất, cao gấp gần 2 lần so với trị số của FPT chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của VTC được đảm bảo ở mức cao, công ty VTC có biện pháp quản lý tài sản ngắn hạn khá tốt.

Tuy nhiên, chúng ta không thể chỉ dựa vào trị số của chỉ tiêu này để đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của mỗi công ty mà phải đi vào phân tích các nhân tố làm nên trị số của chỉ tiêu này thì để đánh giá cụ thể chính xác hơn.

Theo công thức trên, khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ là tốt nếu tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chuyển dịch theo xu hướng tăng lên và nợ ngắn hạn chuyển dịch theo xu hướng giảm xuống; hoạc đều dịch chuyển theo xu hướng cùng tăng nhưng tốc độ tăng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn; hoặc đều dịch chuyển theo xu hướng cùng giảm nhưng tốc độ giảm

của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn. Tuy nhiên ở đây xuất hiện mâu thuẫn:

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, không thể nói một cách đơn giản tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt nếu khả năng thanh toán ngắn hạn lớn.

Tỷ trọng khoản Phải thu khách hàng/Tổng TS của các công ty lần lượt là: FPT là 20,8%, VTC là 19,1% và ELC là 35,65%; về tỷ trọng HTK là: FPT là 18,9%, VTC là 14,84% và ELC là 8,35%. Như vậy, tỷ trọng các khoản tài sản lưu động không vận động, không sinh lời/Tổng TS của VTC là thấp nhất, sau đó đến FPT, và cao nhất là ELC do khoản phải thu khách hàng của công ty này là quá lớn. Điều này phản ánh, công ty VTC không chỉ có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cao hơn mà còn sử dụng tài sản hiệu quả hơn 2 công ty còn lại. Còn công ty ELC tuy có trị số chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cao hơn nhiều so với công ty FPT nhưng lại tồn trữ các tài sản không sinh lời lớn hơn, dẫn đến sử dụng tài sản kém hiệu quả hơn. Do đó, giữa 2 công ty này chưa thể đánh giá cụ thể công ty nào có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lớn hơn được.

Từ đây ta có thể thấy, không phải hệ số này càng lớn càng tốt. Tình hợp lý của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, ngành nghề nào có tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao (chẳng hạn ngành Thương mại) trong tổng tài sản thì hệ số này cao và ngược lại.

Một phần của tài liệu BÀI tập NHÓM PHÂN TÍCH báo cáo tài CHÍNH CHỦ đề 3 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CÔNG TY cổ PHẦN VIỄN THÔNG FPT 2011 2013 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w