download by :
3.2.2. Giải pháp chủ động từ phía doanh nghiệp
Một là, xây dựng một cơ cấu các sản phẩm xuất nhập khẩu hợp lý và có hiệu quả cao phù hợp với mục tiêu phát triển một nền kinh tế bền vững; tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngoại thương Việt Nam theo hướng năng động phù hợp với thông lệ quốc tế, thị trường Nhật Bản và lợi ích phát triển kinh tế Việt Nam.
Hai là, sản xuất hàng hoá đảm bảo yêu cầu chất lượng. Càng ngày các quốc gia trên thế giới trong đó có Nhật Bản càng đặt ra nhiều các rào cản thương mại tinh vi, phổ biến nhất là các rào cản kỹ thuật. Trước tình hình đó thì không còn cách nào khác cho doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hóa sang Nhật là phải sản xuất ra các hàng hóa đạt yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn về quy trình sản xuất của Nhật Bản. Hơn nữa, đảm bảo chất lượng cũng chính là một cách giữ mối quan hệ bạn hàng với đối tác. Chúng ta phải tích cực đưa vào sử dụng các công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường, có thể nhập khẩu máy
móc thiết bị tiên tiến từ Nhật Bản. Như thế vừa nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam vừa thúc đẩy trao đổi thương mại quốc tế Việt – Nhật.
Ba là, Đẩy mạnh hoạt động marketing xuất khẩu. Marketing xuất khẩu là tất cả các hoạt động nhằm giúp các doanh nghiệp đưa hàng hóa xuất khẩu ra thị trường bên ngoài. Bao gồm: nghiên cứu nền kinh tế của đối tác (kể cả chính trị, luật pháp, môi trường VH-XH), phát triển sản phẩm và đưa ra chính sách giá cả phù hợp với thị trường mục tiêu và cuối cùng là thực hiện các hoạt động quảng bá sản phẩm tại thị trường đó thông qua các kênh phân phối, quảng cáo, tiếp thị. Tìm hiểu về đối phương là yếu tố đầu tiên phải bàn đến khi muốn làm ăn với bất kì một đối tác nào. Bên cạnh đó, thị trường luôn biến động và các xu hướng, thị hiếu khách hàng về sản phẩm thay đổi liên tục. Do đó, doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần nắm vững thông tin về thị trường Nhật Bản, thực hiện các cuộc khảo sát thị trường định kỳ và chủ động cập nhật thông tin thông tin liên tục để có chiến lược kinh doanh phù hợp. Ví dụ ngay gần đây là vụ động đất ngày 11/3 tại Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần theo sát diễn biến sư kiên này và phân tích đánh giá nhu cầu thị trường, tận dụng cơ hội này để xuất khẩu hàng hóa thiết yếu có giá rẻ chất lượng tốt sang Nhật Bản.
Bốn là, trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, khi trình độ sản xuất thế giới đã phát triển hơn rất nhiều, yếu tố con người ngày càng đóng vai trò trọng tâm quyết định. Nhật Bản nổi tiếng thế giới với những con người mẫn cán có tính kỷ luật và tổ chức cao nên khi hợp tác với người Nhật doanh nghiệp Việt cũng cần tạo nên hình ảnh tốt đẹp trong mắt đối tác. Để đạt được những mục tiêu trên thì doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân viên giỏi về chuyên môn, sáng tạo, năng động, nhiệt tình và có tinh thần kỷ luật cũng như tinh thần trách nhiệm cao. Do đó, họ cần chủ động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ ở bộ phận xuất nhập khẩu và nâng cao kỹ năng tổ chức quản lý của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp, nghiêm khắc xử lý các trường hợp tư lợi cá nhân làm ảnh hưởng xấu đến danh tiếng cũng như sự phát triển chung của doanh nghiệp.