tại xã Hoàng Nông.
a. Giải pháp chung
- Chính quyền địa phương cần Phát hiện nhanh chóng, chính xác và những trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn giao thông, ngăn chặn kịp thời các công trình xây dựng trái phép trên đất để bảo vệ hành lang bảo vệ an toàn công trình, buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm để hạn chế các trường hợp khác xảy ra.
- Dựa trên nhu cầu và quyền lợi, lợi ích của người dân UBND xã phải tiến hành điều chỉnh quy hoạch hoặc hủy bỏ những quy hoạch không khả thi để cấp GCN cho người sử dụng đất.
54
- Cần có chính sách mới cho phép cấp GCNQSD đất theo hiện trạng sử dụng đất đối với các hộ gia đình có đất được dồn điền đổi thửa theo quy định của pháp luật.
- Nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ địa chính còn thiếu.
- Nhanh chóng rà soát lại nguồn gốc sử dụng đất và tiến hành cấp đầy đủ GCNQSD đất cho bà con nhân dân tránh trường hợp bỏ sót.
b. Giải pháp cụ thể cho từng trường hợp tồn tại trên địa bàn xã Hoàng Nông,
Huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Đối với hộ gia đình đang có tranh chấp, gia đình chưa thống nhất:
Cần Tăng cường công tác tuyền truyền và phổ biến chính sách pháp luật đến người dân để người dân hiểu được việc cấp giấy chứng nhận là quyền lợi của họ. Đối với các hộ đang có tranh chấp, UBND thành phố sẽ thành lập tổ công tác hòa giải vận động các hộ và xác định lại nguồn gốc thửa đất dựa vào các tài liệu của xã, các giấy tờ của chủ sử dụng đất tranh chấp, kết hợp thông tin khác để đối chiếu tài liệu nhằm giải quyết một các hợp lý. Sau đó giao cho bộ phận Địa chính tiến hành xét cấp cho các hộ.
- Đối với các hộ gia đình lấn chiếm đất công:
Đối với các hộ tăng diện tích mà sử dụng ổn định trước ngày 1/7/2004 nay vẫn phù hợp quy hoạch khu dân cư thì cho các hộ được nộp tiền sử dụng đất để hợp thức. Còn đối với các hộ phần diện tích tăng mà nằm vào quy hoạch thì vận động các hộ giải phóng mặt bằng phần đất lấn chiếm và chỉ cấp GCN cho các hộ này đúng với phần diện tích hợp pháp của mình.
- Các trường hợp đã kê khai và đất đã quy hoạch cần cho phép các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất mà phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì được phép chuyển mục đích sử dụng không được gây khó dễ cho người dân.
55
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
- Hoàng Nông là xã có điều kiện rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp,
đặc biệt là phát triển cây chè, trồng lúa, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, rau màu đặc sản kết hợp với phát triển du lịch. Tình hình kinh tế - xã hội phát triển ổn định đáp ứng được thực trạng phát triển kinh tế xã hội của xã trong tương lai.
- Tổng số hộ tham gia kê khai là 92 hộ với 506 thửa đất, tổng diện tích
kê khai là 278.473,7 m2 .
- Có 58 hộ đủ điều kiện và 34 hộ không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ.
Tổng số GCNQSDĐ được cấp là 350 giấy, 424 thửa với diện tích 156.388,3 m2. Trong đó: NTS là 12 thửa diện tích 4.398,20 m2; LUC là 69 thửa với diện tích là 16.122,80 m2; BHK là 10 thửa với diện tích 4.433,1 m2; ONT là103 thửa với diện tích 67.999,1 m2. ; CLN là 97 thửa với diện tích với diện tích 67.999,1 m2;
5.2. Kiến nghị
Để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận trên địa bàn xã cần:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai, vận
động người sử dụng đất đặc biệt là hộ gia đình, cá nhân lập thủ tục kê khai đăng ký cấp GCN.
- Kiểm tra, rà soát lại những hộ chưa được cấp GCN để có kế hoạch triển
khai một cách hợp lý. Khi giải quyết các giấy tờ về đất đai cần thực hiện nhanh chóng, đúng hẹn, tránh sự đi lại nhiều lần gây phiền hà cho nhân dân.
- Công khai hóa đầy đủ quy định, thủ tục hành chính, thuế, lệ phí phải
nộp theo quy định của nhà nước để góp phần tăng hiệu quả của quá trình giải quyết các yêu cầu của nhân dân.
56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Lợi (2007), Bài giảng đăng ký thống kê đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
2.Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Bài giảng Giao đất, thu hồi đất, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
3. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Bài giảng Quản lý Nhà nước về đất đai,
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
4.Nguyễn Khắc Thái Sơn (2008), Bài giảng Pháp luật đất đai, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
5. Luật đất đai 2013 số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2014.
6. Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai.(Có hiệu lực từ 01/07/2014)
7. Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ TNMT “Quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. (có hiệu lực từ 05/07/2017)
8. Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của bộ TNMT quy định về hồ sơ địa chính.
9. Sở TNMT Thái Nguyên, 2017, Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Thái Nguyên 2016.
10. Sở TNMT Thái Nguyên, 2017, Báo cáo của Tổng cục Quản lý đất đai về tiến độ đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận đất trong phạm vi cả nước.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ CÔNG TÁC
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Họ và tên:……… Địa chỉ:……… Nghề nghiệp:……… Xin ông (bà) vui lòng cho biết những ý kiến của mình về các vấn đề cấp GCNQSD đất theo Luật Đất đai 2013 bằng cách lựa chọn một trong các phương án trả lời cho mỗi câu hỏi sau đây:
I. Đánh giá hiểu biết chung về GCNQSD đất
1. Theo ông (bà) hiện nay nhà nước ta đang thi hành luật đất đai nào? a. 2003 b. 2013 c. Không biết
2. Người sử dụng đất được nhận GCNQSD đất khi nào? a. Sau đăng ký
b. Khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính c. Trước khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính d. Không biết
3. Trên GCNQSD đất có ghi thời hạn sử dụng đất không? a. Có b. Không c. Không biết
4. Khi nhận GCNQSD đất thì người sử dụng đất cần phải sử dụng đúng mục đích mảnh đất đó?
a. Đúng b. Sai c. Không biết
5. Thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ là bao lâu?
a. Không quá 20 ngày đối với trường hợp cấp GCN lần đầu b. Không quá 30 ngày đối với trường hợp cấp GCN lần đầu c. Không quá 50 ngày đối với trường hợp cấp GCN lần đầu d. Không biết
II. Về điều kiện cấp GCNQSD đất
1. Nếu nhà bác sử dụng đất sai mục đích thì có được cấp GCNQSD đất không?
a. Có b. Không c. Không biết
2. Chỉ có đất nông nghiệp mới được phép cấp GCNQSD đất? a. Đúng b. Sai c. Không biết
3. Trong hồ sơ cấp GCNQSD đất phải có kèm theo CMTND và giấy khai sinh không?
a. Có b. Không c. Không biết
4. Khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì có được cấp GCNQSD đất không?
a. Có b. Không c. Không biết
5. Khi được thừa kế quyền sử dụng đất thì có được cấp GCNQSD đất không? a. Có b. Không c. Không biết
6. Khi nhận tặng cho quyền sử dụng đất thì có được cấp GCNQSD đất không? a. Có b. Không c. Không biết
7. Khi chưa hoàn thiện hồ sơ thì người sử dụng đất có được cấp GCNQSD đất không?
a. Có b. Không c. Không biết
III. Về trình tự, thủ tục cấp GCNQSD đất
1. Cấp GCNQSD đất bao gồm có các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế?
a. Đúng b. Sai c. Không biết
2. Cấp GCNQSD đất có phải nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ không?
a. Có b. Không c. Không biết
3. Hồ sơ cấp GCNQSD đất của hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn nộp tại UBND xã, thị trấn nơi có đất?
a. Đúng b. Sai c. Không biết
4. Trường hợp được cấp giấy GCNQSD đất phải nộp tiền lệ phí thì nộp trước hay nộp sau?
a. Trước b. Sau c. Không biết
IV. Về nội dung ghi trên GCNQSD đất
1. Trên GCNQSD đất có ghi các tài sản gắn liền với đất không? a. Có b. Không c. Không biết
2. Trên GCNQSD đất có ghi thời hạn sử dụng đất không? a. Có b. Không c. Không biết 3. Sơ đồ thửa đất có thể hiện trên GCNQSD đất không?
a. Có b. Không c. Không biết 4. Diện tích đất có thể hiện trên GCNQSD đất không?
a. Có b. Không c. Không biết
5. Khi đất đai là tài sản chung của hai vợ chồng, theo bác GCNQSD đất sẽ ghi rõ họ tên ai?
a. Vợ b. Chồng c. Cả hai d. Không biết 6. Mục đích sử dụng đất có đươc ghi trên GCNQSD đất không?
a. Có b. Không c. Không biết
V. Về ký hiệu
1. Đất ở nông thôn được ký hiệu như nào?
a. ONT b. ODT c. DON d. Không biết 2. Đất trồng cây lâu năm được ký hiệu như thế nào?
a. LUA b. CLN c. LUM d. Không biết 3. Đất rừng sản xuất được ký hiệu như nào?
a. RTS b. RST c. RSX d. Không biết 4. Đất trồng lúa nước được ký hiệu như nào?
VI. Về cấp mới
1. Khi GCNQSD đất bị ố nhoè, rách hoặc bị mất có được cấp GCNQSD đất không?
a. Phải b. Không phải c. Không biết
2. Theo bác cấp mới GCNQSD đất và cấp lần đầu có phải là một không? a. Phải b. Không phải c. Không biết
3. Khi hợp nhiều thửa đất thành một thửa thì có phải cấp mới GCNQSD đất không?
a. Phải b. Không phải c. Không biết
4. Khi tách một thửa đất thành nhiều thửa có phải làm cấp mới GCNQSD đất không?
a. Phải b. Không phải c. Không biết
VII. Về thẩm quyền cấp GCNQSD đất
1. Thẩm quyền xét duyệt GCNQSD đất là văn phòng đăng ký đúng hay sai? a. Đúng b. Sai c. Không biết
2 . GCNQSD đất của gia đình ông (bà) do UBND cấp nào có thẩm quyền cấp? a. Cấp xã b. Cấp huyện c. Cấp tỉnh d. Không biết 3. GCNQSD đất của UBND do cấp nào có thẩm quyền cấp?
a. Cấp xã b. Cấp huyện c. Cấp tỉnh d. Không biết 4. GCNQSD đất của trường học, bênh viện, nhà văn hóa do cấp nào có thẩm quyền cấp?
a. Cấp xã b. Cấp huyện c. Cấp tỉnh d. Không biết Xin chân thành cảm ơn ông (bà)!.
Ngày tháng năm 2017
Người được phỏng vấn Người điều tra