Phương pháp bố trí không đồng bộ và đồng bộ Byte kiểu thả nổi

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kỹ thuật SDH (Trang 35 - 39)

III. BỐ TRÍ LUỒNG 2 MBIT/S VÀO C-12

1. Phương pháp bố trí không đồng bộ và đồng bộ Byte kiểu thả nổi

Trong trường hợp này người ta sử dụng C-12 để giao tiếp với luồng 2Mbit/s. C-12 được cộng POH tạo VC-12 và mỗi VC-12 được chỉ định bởi 1Pointer. Như đã trình bày trong phần cấu trúc SDH thì VC-12 kết hợp với 1 Po để tạo thành TU-12. Cấu trúc TU-12 gồm 4 cột, mỗi cột 9 Bytes được truyền đi ở tốc độ 8000 lần/s trong 1 khung. Luồng 2Mbit/s có thể được gắn trực tiếp vào TU-12.

Các Byte hàng đầu tiên của VC-4 sẽ chứa các Byte thứ nhất của mỗi TU-2. Trong trường hợp truyền đa khung TU-12 thì Byte thứ nhất của TU-12 sẽ là V1, V2, V3 hoặc V4 và sẽ được chỉ rõ là Byte Vx nào trong VC-4 kế tiếp đó bằng cách bố trí 2bit cuối cùng trong Byte H4 của VC-4 POH. Như hình 2.8. (a).

Hình 2.8: a) TU-12 vào STM-1

b) Bố trí VC-12 vào TU-12

Trong hình 2.8(a) các Byte thứ nhất của 4TU chứa các byte TU-12 Pointer (V1-V4). Phần còn lại là 4x35 byte sẽ chứa dữ liệu và vị trí bắt đầu

truyền sẽ được chỉ định bởi TU-12 Pointer. Theo đó Byte đầu tiên của VC-1 là Byte POH và phần còn lại là C-12.

Hình 2.9 Trình bày các phương pháp bố trí không đồng bộ và đồng bộ Byte kiểu Floating để bố trí luồng 2Mbit/s vào trong VC-12.

Hình 2.9: Phương pháp sắp xếp luồng 2Mbit/s vào C-12

- Bit R: Các bit làm đầy gồm các bit nhồi cố định các bit này là các bit thêm vào không có giá trị nhưng cần thiết để phối hợp tốc độ giữa tín hiệu SDH và luồng 2Mbit/s.

- Bit R*: Bit này được dùng trong phương pháp bố trí đồng bộ Byte. Byte này có thể dùng cho TSO trong tín hiệu 2Mbit/s. Nếu không cần thiết thì Byte cũng được xem như là 1 Byte nhồi cố định.

- Byte V5: Quản lý luồng VC-12

- Bit PO, P1: Các bit này có thể được dùng cho đồng bộ tín hiệu CAS (Channel Associated Signalling). Trong trường hợp bố trí kiểu Floating đồng bộ Byte. Lúc đó khung có mang báo hiệu kết hợp cho các khe 15 và 30 thì cả 2bit P0 và P1 sẽ có giá trị “1” còn ngược lại sẽ mang giá trị “0”.

- O: Từ mào đầu Overhead. Trong phương pháp bố trí không đồng bộ người ta dùng thêm vài bit thông tin phụ vào từ mào đầu và chưa được qui định rõ ràng về cách sử dụng.

- Các bit S1, S2, C1, C2: Là các bit đồng chỉnh. Trong mỗi hàng có 2 bit S1, S2 dùng cho đồng chỉnh (đồng chỉnh không cố định) như là các bit dữ liệu dùng để khắc phục sự lệch giữa hệ thống PDH và SDH. Đối với mỗi bit khác là C1, C2 gọi là các bit điều khiển đồng chỉnh để thông báo các bit đồng chỉnh không cố định trên là các bit nhồi hay bit dữ liệu. Phía thu sẽ dựa vào giá trị các bit điều khiển đồng chỉnh để xác định tính chất của các bit tương ứng. Tốc độ bit có thể được truyền từ 2.046 ÷ 2.050Mbit/s.

- Byte J2: Gồm 1 byte truyền dẫn sự nhận dạng điển truy cập luồng cấp thấp dùng để kiểm tra tín hiệu đến từ cùng 1 nguồn kích thước và phương thức truyền dẫn của Byte J2 giống như Byte J1 trong POH của cấp cao hơn.

- Byte Z6, Z7 để dự phòng.

Hình 2.10: Cộng Byte V5 vào C-12

Để tạo ra VC-12 ta cộng thêm Byte từ mào đầu V5 vào trong C-12. Kết quả sẽ tạo ra VC-12 gồm 140 Bytes chu kỳ 500µs.

Ý nghĩa các bit L1, L2, L3 như sau.

L1 L2 L3 Ý nghĩa

0 0 0 Không trang bị

0 0 1 Trang bị - không đặc biệt

0 1 0 Không đồng bộ, Floating 0 1 1 Đồng bộ bit, Floating 1 0 0 Đồng bộ Byte, Floating 1 0 1 Không trang bị 1 1 0 Không trang bị 1 1 1 Không trang bị

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kỹ thuật SDH (Trang 35 - 39)