3.1.2.1. Thời cơ (opptunity).
• Sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước: Nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi ngày càng khả quan, Việt Nam nói chung và nghành sản xuất kinh doanh mặt hàng thuỷ tinh và gốm xây dựng nói riêng đang đứng trước những cơ hội vô cùng thuận lợi. Phải kể đến đó là sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước và Bộ xây dựng, Bộ thương mại cũng như các ban nghành liên quan tới hoạt động của Công ty. Mặt khác, Nhà nước cũng đã có những chính sách mới ra đời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu cũng như sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
• Ưu đãi của các bên liên quan và bạn hàng: Là một doanh nghiệp uy tín trong quan hệ làm ăn với bạn hàng nước ngoài, Công ty đã giành được không ít những ưu đãi
trong việc thực hiện hợp đồng chẳng hạn như việc gia hạn thời hạn thanh toán, tạo điều kiện cho Công ty có thời gian để huy động vốn phục vụ cho quá trình tái đầu tư.
• Nhu cầu trong nước về mặt hàng của Công ty tăng: Do sự phát triển của đất nước, nhu cầu xây dựng cơ bản, đầu tư,…ngày càng tăng nhanh, mạnh, chính vì thế mà nhu cầu về các mặt hàng của Công ty cũng tăng. Đây thực sự là thời cơ mà Công ty cần nắm bắt.
• Xu hướng của thế giới: xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá của thế giới cũng là một thời cơ mà Công ty cần tận dụng. Càng ngày các quốc gia càng tham gia vào TMQT một cách sâu rộng, các chính sách luật pháp quốc tế về thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện, điều đó giúp cho quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty đơn giản và thuận lợi hơn.
3.1.2.2. Thách thức (threat).
• Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay, ngày càng có nhiều đơn vị trong và ngoài nước tham gia vào thị trường cung cấp vật liệu xây dựng thuỷ tinh, gốm sứ. Chính vì vậy, Công ty có khá nhiều đối thủ cạnh tranh, tất yếu dẫn đến việc kinh doanh sẽ khó khăn hơn.
• Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc còn lạc hậu so với thế giới: Trong mấy năm gần đây, nhà nước cũng như các doanh nghiệp đã có những nỗ lực và đã đạt được những thành quả đáng kể trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc. Tuy nhiên, điều kiện cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc của ta vẫn còn bị tụt hậu so với trình độ phát triển của thế giới. Điều này ít nhiều gây khó khăn cản trở cho hoạt động nhập khẩu của Công ty.
• Các thủ tục chưa được hoàn thiện và sửa đổi: Trên thực tế còn nhiều những thủ tục, hành lang pháp lý cũng như sự không đồng nhất giữa các quy định của hải quan, thuế vụ tạo ra những khó khăn phức tạp trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty.
• Tỷ giá biến động, giá cả không ổn định: Trong những tháng đầu năm 2007, tình hình giá cả leo thang, lạm phát và tỷ giá đồng USD/VNĐ biến động bất lợi cho hoạt động nhập khẩu, ảnh hưởng không tốt đến quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Đây cũng là một trong những thách thức mà Công ty cần lưu ý để có biện pháp đối phó.
Như vậy, qua đây chúng ta đã nắm được những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty cũng như thời cơ và thách thức mà Công ty đang đối mặt. Trong công tác tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu, Công ty có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn, cần có những giải pháp phù hợp sao cho hoạt động này được tiến hành đạt hiệu quả cao nhất, tối ưu nhất.