Thuật toán Ellis đảm bảo sự gắn bó mạnh

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu phân tán quản lý học sinh sinh viên tại trường cao đẳng kỹ nghệ dung quất (Trang 35 - 36)

7. Kết luận

1.8.5 Thuật toán Ellis đảm bảo sự gắn bó mạnh

Tập hợp bao gồm các trạm đƣợc tổ chức theo kiểu vòng tròn ảo, các cập nhật đƣợc thực hiện theo hai thì: một là thống nhất giữa các trạm, hai là thực hiện cập nhật.

Do vậy, thuật toán này đảm bảo sự gắn bó mạnh. Nếu có nhiều yêu cầu cập nhật diễn ra đồng thời thì ta phải có quy tắc để quyết định yêu cầu nào đƣợc tiếp nhận và thỏa mãn. Nhằm phục vụ cho ý tƣởng đó, ta thƣờng hay sử dụng dấu phối hợp cho mỗi cập nhật và ta xử lý yêu cầu có thời gian lâu nhất.

+ Triển khai hệ ổn định:

Mỗi trạm có thể có các trạng thái sau:

- Nghỉ ngơi: trạm không thực hiện cập nhật nào cả.

- Hoạt động: trạm đã nhận một yêu cầu cập nhật cục bộ mà yêu cầu này đã đƣợc truyền cho các trạm khác để kiểm tra.

- Thụ động: trạm đã đồng ý cho một cập nhật và chờ trật tự tƣơng ứng.

- Cập nhật: trạm đang trong tình trạng chuyển của cập nhật, trong khi đó tất cả các yêu cầu khác truyền đến đều đƣợc lƣu trữ. Chúng sẽ đƣợc xử lý khi quay về một rong các trạng thái khác.

Lúc khởi sự, tất cả các trạm đều trong trạng thái nghỉ ngơi.

Trạm khởi sự việc cập nhật, đầu tiên cần phải gửi một yêu cầu cho phép cập nhật, nó chỉ làm đƣợc công việc đó trong trạng thái nghỉ ngơi. Lúc này nó đƣợc nhận dấu và đƣợc gửi vào vòng tròn, trạm khởi sự chuyển trạng thái từ nghỉ ngơi sang thụ động.

Nếu chỉ có một yêu cầu duy nhất đƣợc đƣa vào vòng tròn, nó đi qua tất cả các trạm để chuyển các trạm này từ. Khi nó đã trở về nơi khởi sự thì việc thống nhất coi nhƣ hoàn tất. Việc cập nhật nói riêng lúc này đƣợc gửi đi và mỗi trạm sau khi thực hiện lại trở về trạng thái nghỉ ngơi.

Tóm lại, trong chƣơng này tôi đã trình bày đƣợc các vấn đề liên quan đến CSDL phân tán. Từ những lý thuyết trên giúp ngƣời sử dụng biết đƣợc CSDL, hệ quản trị CSDL là gì? Và cũng cho chúng ta biết đƣợc các đặc trƣng của CSDL phân tán, điểm khác với CSDL tập trung, các ƣu điểm của CSDL phân tán, các hình thức tổ chức hệ thống phân tán và các loại truy xuất CSDL phân tán. Đặc biệt đối với các mức trong suốt của CSDL phân tán giúp ngƣời sử dụng biết đƣợc kiến trúc cơ bản của CSDL phân tán và đây cũng là điều kiện tốt để tôi nghiên cứu lý thuyết thiết kế CSDL phân tán ở chƣơng sau.

CHƢƠNG 2

THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ HỌC SINH SINH VIÊN

Thiết kế một hệ thống máy tính phân tán cần phải chọn những vị trí đặt dữ liệu và các chƣơng trình trên một mạng máy tính và rất có thể phải kể luôn cả việc thiết kế hệ thống mạng.

Đối với hệ quản trị CSDL phân tán, việc phân tán các ứng dụng đòi hỏi hai điều: Phân tán hệ quản trị CSDL và phân tán các chƣơng trình ứng dụng chạy trên các hệ quản trị đó.

Trong chƣơng này, tôi tập trung nghiên cứu về thiết kế CSDL phân tán. Nội dung của chƣơng trình bày các vấn đề gồm nội dung thiết kế một hệ thống phân tán, các chiến lƣợc phân tán và các vấn đề về quản lý sinh viên của trƣờng nhƣ: Nghiên cứu hiện trạng mạng nội bộ, nghiên cứu chƣơng trình và CSDL của hệ thống quản lý sinh viên, nghiên cứu tính Replication trong SQL Server. Các nội dung nghiên cứu này làm cơ sở lý thuyết vững chắc để thiết kế CSDL phân tán cho hệ thống phân tán.

Trình bày các vấn đề liên quan đến công tác quản lý học sinh-sinh viên tại Trƣờng Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu phân tán quản lý học sinh sinh viên tại trường cao đẳng kỹ nghệ dung quất (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)