Bỏ phiếu kín

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ blockchain để xây dựng hệ thống bầu cử công khai (Trang 28 - 34)

C ƢƠN 1 NÊN ỨU TỔNG QUAN

1.2.3.Bỏ phiếu kín

Bỏ phiếu kín là một trong những nguyên tắc quan trọng và là một trong những đảm bảo quan trọng của sự tự do thể hiện nguyện vọng của cử tri.

Thủ tục bỏ phiếu được pháp luật bầu cử của các nước (theo những thể thức

bầu cử đều quy định nguyên tắc bỏ phiếu kín và chỉ có những người có tên trong danh sách cử tri mới có quyền đi bỏ phiếu.

Khi đến phòng bỏ phiếu, cử tri phải xuất trình giấy tờ tùy thân hoặc thẻ cử tri

do nhân viên phụ trách bầu cử cung cấp đồng thời nhận phiếu bầu. Cử tri viết trong phòng kín sau đó gấp lại hoặc cho vào phong bì dán lại rồi ra ngoài tự tay bỏ vào thùng phiếu.

Theo thông lệ trên, pháp luật hiện hành ở Việt Nam cũng quy định rất cụ thể về

thể thức bỏ phiếu.

Trong trường hợp có sự kiện bất ngờ làm gián đoạn việc bỏ phiếu, thì Tổ bầu

cử lập tức niêm phong hòm phiếu, tài liệu liên quan trực tiếp đến cuộc bầu cử, kịp thời báo cáo cho Ban bầu cử biết, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để việc bỏ phiếu được tiếp tục.

Nếu vì một lý do đặc biệt cần phải hoãn ngày bỏ phiếu thì tổ bầu cử phải kịp

thời báo cáo cho ban bầu cử biết để hội đồng bầu cử xem xét, quyết định.

Thể thức bỏ phiếu: Trước khi bỏ phiếu, Tổ bầu cử phải kiểm tra hòm phiếu

trước sự chứng kiến của cử tri. Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu, họ s nhận được một phiếu bầu do tổ bầu cử phát ra sau khi lá phiếu đó đã được đóng dấu của tổ bầu cử. khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri. Cử tri phải tự mình đi bầu, không được bầu bằng cách gửi thư. Mọi người đều phải tuân theo nội quy của phòng bỏ phiếu.

Luật quy định rõ cử tri phải tự mình đi bầu và phải tự nhận phiếu bầu, không

nhờ người khác nhận thay, tự mình viết phiếu bầu, tự mình gạch tên ứng cử viên mình không tín nhiệm (nguyên tắc bầu cử trực tiếp).

Trong trường hợp cử tri không thể tự mình viết được phiếu thì nhờ người khác

viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu, người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu.

Người vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm

phiếu. Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu.

Người vừa câm, vừa điếc không thuộc các trường hợp quy định không được ghi

tên vào danh sách cử tri, vì vậy, người vừa câm, vừa điếc đều được ghi tên vào danh sách cử tri, tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội.

Về việc viết và bỏ phiếu, nếu họ không tự viết được phiếu bầu thì áp dụng theo

quy định: "Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri; nếu cử tri vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu".

Người viết phiếu hộ phải đảm bảo giữ bí mật phiếu bầu của cử tri nhờ viết, không được tiết lộ với bất cứ ai, kể cả những người trong tổ chức phụ trách bầu cử về việc người nhờ mình bầu cho ứng cử viên nào. Nếu người viết phiếu hộ mà tiết lộ là vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín của cử tri.

Mỗi cử tri chỉ có quyền bỏ một phiếu bầu. Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai

được đến xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử; nếu viết hỏng, cử tri có quyền đề nghị Tổ bầu cử đổi phiếu bầu khác.

Khi đã hết giờ bỏ phiếu, nếu còn cử tri có mặt tại phòng bỏ phiếu mà chưa kịp

bỏ phiếu thì chỉ sau khi số cử tri này bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử mới được tuyên bố kết thúc cuộc bỏ phiếu.

Kiểm phiếu: Sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc, các tổ chức phụ trách bầu cử ở khu

vực bỏ phiếu lập tức tiến hành việc kiểm phiếu. Việc kiểm phiếu được tiến hành công khai.

Thông thường, bộ phận kiểm phiếu trước hết phải xác định số lượng cử tri ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khu vực bỏ phiếu đã tham gia bỏ phiếu, sau đó đối chiếu với số phiếu bầu ở trong thùng phiếu có phù hợp hay không, rồi xác định số phiếu hợp lệ và không hợp lệ.

Nếu tổng số phiếu trong hòm phiếu phù hợp với số lượng phiếu mà tổ bầu cử phát ra thì tiến hành kiểm phiếu. Trong trường hợp khác nhau thì phải lập tức báo cho ban bầu cử biết và quyết định.

Giai đoạn kiểm phiếu hoàn toàn do các nhân viên của tổ chức phụ trách bầu cử

đảm nhiệm.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc kiểm phiếu phải được tiến hành tại

phòng bỏ phiếu ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc.

Trước khi mở hòm phiếu, Tổ bầu cử phải thống kê, lập biên bản, niêm phong số

phiếu không sử dụng đến và phải mời hai cử tri không phải là người ứng cử chứng kiến việc kiểm phiếu.

Người ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử hoặc

người được uỷ nhiệm có quyền chứng kiến việc kiểm phiếu và khiếu nại về việc kiểm phiếu. Các phóng viên báo chí được chứng kiến việc kiểm phiếu.

Việc kiểm phiếu bao gồm các bước sau:

- Thống kê, lập biên bản, niêm phong tất cả số phiếu bầu không sử dụng đến.

- Xác định tổng số phiếu đã phát ra.

- Xác định tổng số cử tri tham gia bỏ phiếu.

- Nghiêm cấm việc bỏ phiếu sau khi đã mở hòm phiếu.

- Kiểm tra hòm phiếu và tiến hành mở hòm phiếu (cả hòm phiếu phụ nếu có).

- So sánh tổng số phiếu được lấy ra từ hòm phiếu với số phiếu đã phát ra và với tổng số cử tri tham gia bỏ phiếu.

- Xác định số phiếu hợp lệ và không hợp lệ.

+ Phiếu hợp lệ là phiếu bầu theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát, có dấu của

Tổ bầu cử. Phiếu bầu đủ hoặc ít hơn số đại biểu Quốc hội mà đơn vị bầu cử được bầu. Phiếu bầu gạch tên các ứng cử viên không được tín nhiệm bằng cách gạch chéo, gạch xiên, gạch dọc hoặc gạch ngang, nhưng phải gạch hết họ và tên.

+ Phiếu không hợp lệ là phiếu không theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát.

Phiếu không có dấu của Tổ bầu cử (phiếu không do Tổ bầu cử phát ra). Phiếu để số người được bầu quá số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu. Phiếu gạch xoá hết tên những người ứng cử (hay còn gọi là phiếu trắng). Phiếu ghi tên người ngoài danh sách ứng cử. Phiếu có viết thêm. Phiếu có gạch vào khoảng cách giữa họ và tên hai ứng cử viên. Phiếu không xác định được cử tri bỏ phiếu cho ai (như phiếu gạch không đúng vị trí của tên ứng cử viên hay số ứng cử viên không bị gạch nhiều hơn số đại biểu cần bầu) Phiếu khoanh tròn họ và tên ứng cử viên.

- Đếm số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử.

- Giải quyết những khiếu nại, tố cáo về bầu cử hoặc chuyển lên Ban bầu cử

giải quyết. Những khiếu nại tại chỗ về việc kiểm phiếu do Tổ bầu cử nhận, giải quyết và ghi cách giải quyết vào biên bản. Trong trường hợp Tổ bầu cử không giải quyết được thì phải ghi rõ ý kiến của Tổ vào biên bản giải quyết khiếu nại và chuyển đến Ban bầu cử.

- Làm biên bản và báo cáo về kết quả kiểm phiếu.

- Chuyển biên bản và báo cáo kết quả kiểm phiếu cho Ban bầu cử. Biên bản

được gửi đến Ban bầu cử và Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, ban thường trực Uỷ ban mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn chậm nhất là ba ngày sau ngày bầu cử.

Xác định kết quả bầu cử

Kết quả cuộc bầu cử được xác định trước hết ở từng đơn vị bầu cử. Kết quả này (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được chuyển lên cho Ủy ban bầu cử ở Trung ương (Hội đồng bầu cử). Trên cơ sở những văn bản do các tổ chức phụ trách ở đơn vị bầu cử gửi đến, Ủy ban bầu cử Trung ương xác nhận tính hợp pháp của cuộc bầu cử ở từng đơn vị bầu cử rồi công bố kết quả bầu cử. Trong trường hợp cần thiết có thể tuyên bố bỏ phiếu vòng hai.

Sau khi nhận được biên bản kết quả kiểm phiếu của các Tổ bầu cử, Ban bầu cử

kiểm tra các biên bản đó và lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử của mình.

Biên bản phải ghi rõ: Số lượng ứng cử viên, tổng số cử tri trong đơn vị bầu cử, số lượng cử tri tham gia bỏ phiếu, số lượng phiếu thuận của từng ứng cử viên (số phiếu bầu cho mỗi người) và những vấn đề khác có liên quan đến bầu cử. Cuối cùng là danh sách những người trúng cử.

Biên bản được thành lập thành năm bản, có chữ ký của Trưởng ban, các Phó

Trưởng ban và Thư ký. Biên bản được gửi đến Hội đồng bầu cử, Uỷ ban bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chậm nhất là năm ngày sau ngày bầu cử.

Công bố kết quả bầu cử: Sau khi nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả

bầu cử của các Ban bầu cử, Uỷ ban bầu cử và giải quyết các khiếu nại, tố cáo (nếu có), Hội đồng bầu cử lập biên bản tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước.

Biên bản phải ghi rõ: Tổng số đại biểu được ấn định, tổng số người ứng cử,

tổng số cử tri. tổng số cử tri đã tham gia bỏ phiếu, tỷ lệ cử tri đã tham gia bỏ phiếu so với tổng số cử tri, tổng số phiếu hợp lệ, số phiếu không hợp lệ. số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử, số người trúng cử và danh sách những người trúng cử, những vấn đề quan trọng khác có liên quan đến bầu cử như việc vi phạm pháp luật về bầu cử, những khiếu nại, tố cáo do Hội đồng bầu cử giải quyết....

Biên bản được lập thành năm bản, có chữ ký của Chủ tịch, Tổng thư ký Hội

đồng bầu cử. Biên bản được gửi đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chậm nhất là 7 ngày sau ngày bầu cử. Một bản trình Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân khoá mới và một bản lưu trữ.

Hội đồng bầu cử căn cứ vào biên bản tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước công

bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội (hoặc Hội đồng nhân dân).

Kết luận Chƣơn 1

Chương 1 đã cho thấy công nghệ blockchain được xây dựng dựa trên hai kỹ

thuật chính là hàm băm và chữ ký số, giúp cho dữ liệu được đảm bảo tính an toàn cao. Với các tính chất đặc trưng của mình, những tác động có thể gây ảnh hưởng của công nghệ blockchain đối với các ngành công nghiệp khác nhau là rất đáng chú ý. Blockchain là công nghệ hứa hẹn một vai trò to lớn đối với các ứng dụng thực tế và rất nhiều thứ khác. Đồng thời trong chương này tôi cũng trình bày về bầu cử, các nguyên tắc trong bầu cử và quy trình bỏ phiếu kín hiện nay.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ blockchain để xây dựng hệ thống bầu cử công khai (Trang 28 - 34)