Bỏ phiếu điện tử

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ blockchain để xây dựng hệ thống bầu cử công khai (Trang 34 - 37)

C ƢƠN 2 MÔ ÌN BẦU Ử ỨNG DỤNG ÔNG NGHỆ

2.1.2.Bỏ phiếu điện tử

Bỏ phiếu điện tử là quá trình công nghệ hóa mô hình bỏ phiếu truyền thống.

Đưa các thông tin về cuộc bầu cử, thông tin các ứng cử viên lên mạng internet và các cử tri có thể bầu chọn trực tuyến cho các ứng cử viên thông qua mạng internet.[4]

Cử tri thông qua trình duyệt web hoặc ứng dụng web truy cập đến địa chỉ máy chủ bầu cử do ban bầu cử chỉ định, mỗi cử tri được định danh bằng tài khoản của mình sau đó điền lá phiếu điện tử và gửi nó về máy chủ của ban bầu cử.

Bỏ phiếu điện tử vẫn phải tuân thủ các nguyên tắt của việc bỏ phiếu và các bước thực hiện cũng phải được đảm bảo đầy đủ và minh bạch.

Việc sử dụng dịch vụ bỏ phiếu điện tử giúp tăng khả năng thành công của cuộc

bầu cử do số lượng cử tri tham dự bầu cử nhiều hơn, giúp công tác tổ chức bầu cử được chu đáo hơn do ban bầu cử có thể cập nhật liên tục số lượng cử tri đã bỏ phiếu và xác định được s có bao nhiêu số phiếu còn chưa bỏ. Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ bỏ

phiếu điện tử s có được kết quả bỏ phiếu nhanh, chính xác và mang tính khách quan hơn do việc tổng hợp kết quả đồng thời giúp tiết kiệm giấy tờ, chi phí quản lý.

Đối với các cử tri, bỏ phiếu điện tử giúp cho cư tri thuận tiện hơn trong việc

tham gia bầu cử, có thể thực hiện quyền bỏ phiếu của mình mà không bắt buộc phải đến tham gia trực tiếp, tiết kiệm chi phí đi lại, đặc biệt là đối với các cử tri ở xa địa điểm tổ chức đại hội. Các cử tri có thể bỏ phiếu điện tử ở bất kỳ nơi nào có mạng internet bằng việc sử dụng máy tính hoặc các thiết bị có thể truy cập, thời gian bỏ phiếu điện tử linh hoạt vì vậy cổ đông có thể thực hiện bỏ phiếu điện tử bất cứ thời điểm nào trong thời hạn bỏ phiếu. Hơn nữa, việc sử dụng hệ thống bỏ phiếu điện tử đơn giản mà kết quả trung thực, được bảo mật cao.

Thông thường khi cử tri tương tác với một ứng dụng web, bạn sử dụng trình

duyệt web để kết nối với máy chủ trung tâm qua mạng. Tất cả mã của ứng dụng web này nằm trên máy chủ trung tâm này và tất cả dữ liệu nằm trong cơ sở dữ liệu trung tâm. Bất cứ khi nào bạn giao dịch với ứng dụng của mình, phải giao tiếp với máy chủ trung tâm này trên web.

Mô hình dưới đây diễn tả khái quát về một hệ thống bỏ phiếu điện tử thường

thấy hiện nay.

- Browser là trình duyệt web cũng có thể là ưng dụng web đóng vai trò giúp

người dùng tương tác với hệ thống bỏ phiếu.

- Server là hệ thống máy chủ được ban bầu cử sử dụng. Mọi mã nguồn của

hệ thống đều s được lưu trên server này bào gồm:

+ Mã nguồn giao diện người dùng.

+ Mã nguồn hệ thống xử lý các yêu cầu của người dùng và tương tác với

cơ sở dữ liệu.

+ Toàn bộ cơ sở dữ liệu bao gồm thông tin ứng cử viên, thông tin cử tri

Hình 2.1: Mô hình ứng dụng web

Hệ thống bỏ phiếu điện tử được xây dựng trên nền ứng dụng web, chúng ta s gặp phải một số vấn đề sau:

- Dữ liệu trên cơ sở dữ liệu có thể bị thay đổi: nó có thể được đếm nhiều lần

hoặc bị xóa hoàn toàn.

- Mã nguồn trên máy chủ client cũng có thể được thay đổi bất kỳ lúc nào.

Chúng ta s có một client front-end truyền thống được viết bằng HTML, CSS

và Javascript. Thay vì nói chuyện với một máy chủ back-end, ứng dụng khách này s kết nối với một chuỗi khối Ethereum cục bộ. Sau đó chúng ta phải viết tất cả điều khoản của Smartcontract bằng ngôn ngữ lập trình Solidity. Chúng ta s triển khai hợp đồng thông minh này cho Blockchain Etherum cục bộ của mình và cho phép các tài khoản bắt đầu bỏ phiếu.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ blockchain để xây dựng hệ thống bầu cử công khai (Trang 34 - 37)