Quản lý bản định tuyến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giao thức định tuyến trên mạng manet (Trang 51 - 52)

7. Bố cục của luận văn

2.4.4. Quản lý bản định tuyến

Ngoài các số thứ tự nguồn và đích, có thông tin hữu dụng khác cũng được lưu trong các mục của bảng định tuyến gọi là “trạng thái mềm” và được liên kết với các mục. Liên kết với các mục định tuyến đường đảo chiều là một bộ đếm thời gian được gọi là “bộ đếm thời gian giới hạn yêu cầu đường”. Với các nút không n m trên tuyến đường từ nguồn đến đích, thông tin về các đường đảo chiều sẽ được xóa khi thời gian giới hạn kết thúc. Thời gian giới hạn này phụ thuộc vào độ lớn của mạng. Một tham số quan trọng khác liên quan đến các mục định tuyến là giới hạn thời gian lưu trữ cho các tuyến đường, sau khoảng thời gian này tuyến đường đó được xem như không hợp lệ. Trong mỗi mục của bảng địch tuyến, địa chỉ hoạt động của các lân cận thông qua các gói tin định tuyến cũng được duy trì. Một nút lân cận được xem là liên kết với nguồn nếu nó khởi tạo ho c chuyển tiếp ít nhất một gói tin cho nguồn đó trong ACTIVE_ROUTE_TIMEOUT gần nhất. Thông tin định tuyến này được duy trì để tất

cả các nút nguồn hoạt động có thể được thông báo khi một liên kết dọc theo đường tới đích bị phá vỡ. Một mục tuyến đường được xem là hiệu dụng nếu nó được sử dụng bởi bất kỳ nút lân cận nào. Giống với DSDV, tất cả các tuyến trong bảng định tuyến được xác định với các số thứ tự đích để đảm bảo không xẩy ra hiện tượng l p vòng trong quá trình định tuyến. Một nút có thể duy trì mục bảng định tuyến cho mỗi nguồn quan tâm. Mỗi mục bảng định tuyến chứa các thông tin sau:

- Ðích - Next hop

- Số hop (giá hay chi phí của tuyến đường) - Các nút lân cận hiệu dụng cho tuyến đường - Thời gian giới hạn cho bảng mục tuyến đường

Trong khoảng thời gian hiệu dụng, tuyến đường sẽ được sử dụng cho truyền dữ liệu từ nguồn đến đích, thời điểm hết hạn sẽ được cập nhật lại b ng cách cộng thời điểm thực hiện truyền dẫn với khoảng thời gian giới hạn. Nếu một tuyến mới được yêu cầu cho một nút, nó sẽ so sánh số thứ tự đích của tuyến đường mới với số thứ tự đích của tuyến đường hiện tại. Tuyến đường với số thứ tự đích lớn hơn sẽ được chọn. Nếu các số thứ tự là như nhau, tuyến mới chỉ được chọn khi nó có chi phí nhỏ hơn (số hop- cont nhỏ hơn) để đến đích.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giao thức định tuyến trên mạng manet (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)