So sánh ưu điểm và nhược điểm của các giao thức ZRP, CBRP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giao thức định tuyến trên mạng manet (Trang 56 - 57)

7. Bố cục của luận văn

2.4.8. So sánh ưu điểm và nhược điểm của các giao thức ZRP, CBRP

Ƣu điểm:

 Điểm giống nhau của các giao thức ZRP và CBRP là chúng đều sử dụng các phương thức phân từng khu vực định tuyến (v ng định tuyến, cây phân phối, cụm) nh m để duy trì bảng định tuyến khu vực, nếu nút đích n m trong khu vực định tuyến nó sẽ sử dụng bảng định tuyến khu vực để gửi gói dữ liệu; ngược lại, nếu nút đích n m ngoài v ng định tuyến thì chúng sử dụng cơ chế định tuyến liên khu vực để định tuyến gói dữ liệu. Điều này giúp giảm chi phí trong việc định tuyến và nâng cao hiệu năng hoạt động của các giao thức.

 Điểm khác nhau của các giao thức ZRP và CBRP là mỗi giao thức có cách phân khu vực định tuyến với các phương pháp khác nhau và cách phân v ng định tuyến này ảnh hưởng đến hiệu năng của từng giao thức.

 Đối với giao thức ZRP, giao thức này kết hợp hai phương pháp định tuyến hoàn toàn khác nhau thành một giao thức. ZRP phân v ng định tuyến dựa trên số bước nhảy, các v ng định tuyến là chồng chéo nhau. Trong v ng định tuyến, thành phần chủ động IARP duy trì bảng định tuyến up-to-date. Các tuyến đường ngoài v ng định tuyến được phát hiện bởi thành phần bị động IERP. B ng cách kết hợp quảng bá biên, phát hiện truy vấn và chấm dứt sớm, nó có thể làm giảm lưu lượng truy vấn. Các tuyến đường đến các nút trong v ng đều có sẵn ngay lập tức. ZRP có thể xác định nhiều tuyến đường đến một địa điểm, cung cấp độ tin cậy và hiệu suất cao. ZRP là một giao thức phẳng, làm giảm n tắc và chi phí thường liên quan đến các giao thức phân cấp.

 Đối với giao thức CBRP, các nút được chia thành cụm. Nó sử dụng cấu trúc phân cụm cho giao thức định tuyến. B ng cách phân cụm, giao thức giảm tối thiểu lưu lượng lũ lụt trong thời gian khám phá tuyến và tăng tốc quá trình này. Rút ngắn tuyến đường của nó và các tính năng sửa chữa địa phương sử dụng các thông tin cơ sở dữ liệu two-hop-topology được duy trì bởi mỗi nút thông qua việc phát sóng các thông

điệp HELLO. CBRP có kiểm soát trên định tuyến nhỏ, tắc nghẽn mạng ít hơn và thời gian tìm kiếm trong quá trình định tuyến.

Nhƣợc điểm:

 Đối với ZRP, do v ng định tuyến của nó thường chồng chéo nhau nên một nút có thể nhận được nhiều gói tin c ng định tuyến một tuyến đường.

 Đối với CBRP, nếu mạng và cụm trở nên quá lớn, chi phí cho mỗi gói tin tăng lên do nguồn định tuyến. Tất cả các nút của các tuyến đường đã được lưu trữ trong các gói tin định tuyến. Vì vậy, các kích thước gói tăng tỷ lệ thuận với chiều dài đường đi của tuyến đường. Theo đó, thời gian truyền cũng tăng. Ngoài ra, nếu kích thước cụm tăng thì kích thước của thông điệp Hello và lưu trữ dữ liệu cấu trúc cũng tăng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giao thức định tuyến trên mạng manet (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)