Kiến nghị nhằm phát triển hệ thống trong tương lai

Một phần của tài liệu Bài thảo luận HTTTQL về thương mại điện tử (Trang 39 - 42)

Việc hoàn thiện, đồng bộ và nâng cao hạ tầng công nghệ thông tin nói chung sẽ giúp bảo mật thông tin trên mạng được an toàn, bí mật và thuận lợi cho khách hàng. Hạ tầng công nghệ chính là những con đường cao tốc kết nối để cho các yếu tố phát triển của thương mại điện tử lưu thông trong đó. Việc thực hiện này đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều bên, các Bộ ngành và địa phương mới có thể tạo nên một hạ tầng hoàn thiện, đồng bộ cho phát triển thương mại điện tử trong tương lai.

Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm đến phương thức thanh toán điện tử đang ngày càng phát triển với hàng loạt các ứng dụng thanh toán của các ngân hàng. Tuy nhiên hiện nay người tiêu dùng còn đang e ngại về tính tiện dụng và độ bảo mật của phương thức thanh toán này. Bên cạnh đó sự quản lý trên phương diện tài chính tiền tệ còn chưa thực sự đầy đủ, chưa nhất quán, đặc biệt là trong giao dịch thanh toán điện tử xuyên biên giới còn nhiều bất cập mà chúng ta chưa giải quyết được.

Để hệ thống thông tin quản trị thương mại điện tử phát triển một bước cao hơn, việc thanh toán trực tuyến là yêu cầu tất yếu. Để làm được việc này, ngoài việc các ngân hàng, các trung gian thanh toán hoàn thiện về mặt hạ tầng thanh toán, cần có những chiến lược, biện pháp cụ thể để từng bước thay đổi nhận thức và thói quen người tiêu dùng đối với việc thanh toán không dùng tiền mặt.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu về hệ thống thông tin quản trị thương mại điện tử cho thấy việc ứng dụng tại các doanh nghiệp trên thế giới cũng như tại Việt Nam ngày càng được nhận thức đúng hơn về vai trò và lợi ích sử dụng.

Các doanh nghiệp trên thế giới đã triển khai hệ thống này vào công tác kinh doanh và đã thu được những lợi ích ban đầu. Những giá trị doanh nghiệp có được không chỉ dừng lại ở con số doanh thu, lợi nhuận, thông tin, mà hơn thế nữa là tiềm năng phát triển trong tương lai được khai phá.

Tại Việt Nam hiện nay, các trường đại học đã bắt đầu nghiên cứu để đưa vào thành một chuyên ngành riêng về hệ thống thông tin. Bởi trong hoạt động điều hành của doanh nghiệp hiện nay, các hệ thống thông tin đã tham gia vào từng công đoạn, tiến trình để giúp doanh nghiệp có thể đo lường được các hoạt động của mình tại từng công đoạn. Tuy mới ở giai đoạn mới triển khai nhưng bước đầu đã mang lại những hiệu quả nhất định, mở ra một cánh cửa phát triển mới cho doanh nghiệp. Song hành với những cơ hội có được là những thách thức mà chính doanh nghiệp đang áp dụng cũng cần phải đối diện như bảo mật và an toàn thông tin, trình độ và kỹ năng của mình trong doanh nghiệp.

Việc mở rộng và phát triển hệ thống thông tin quản trị thương mại điện tử tại TIKI là việc làm cần thiết và có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với xu hướng công nghệ trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Đàm Gia Mạnh. (2017). Giáo trình hệ thống thông tin quản lý. Nhà xuất bản thống kê.

2. INFORMATION SYSTEM& E-COMMERCE. (2019).

3. TaiLieu.VN. (2018). Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng hệ thống Mis trong hoạt động điều hành tại công ty TNHH MTV Nhiên Liệu Hàng Không Việt Nam (SKYPEC).

4. Dinh, T. (2016, December 4). BG He thong thong tin quan ly. Academia.

5. Godwin, O. E. (2021, October 4). Management Information System, Digital Business, and E-Commerce. Academia.

6. Nguyễn Hoàng Dung. (2019). Phân tích hệ thống bán hàng qua mạng của TIKI.

7. Bộ công thương. Cục thương mại điện tử và kinh tế số

8. Thiết kế hệ thống quản lý danh mục sản phẩm trong hệ thống Ecommerce. Trích xuất từ: https://engineering.tiki.vn/thiết-kế-hệ-thống-quản-lý-danh-mục-sản- phẩm-trong-hệ-thống-Ecommerce/

Một phần của tài liệu Bài thảo luận HTTTQL về thương mại điện tử (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w