Chế độ bôi trơn

Một phần của tài liệu 106183 Đoàn Văn Ước 10618159 (Trang 102 - 103)

- Để giảm mất mát công suất vì ma sát , giảm mài mòn răng , đảm bảo thoát nhiệt tốt và đề phòng các tiết máy bị han gỉ cần phải bôi trơn liên tục các bộ truyền trong hộp giảm tốc.

8.2.1. Phương pháp bôi trơn. a. Bôi trơn hộp giảm tốc:

- Theo cách dẫn dầu đến bôi trơn các tiết máy, người ta phân biệt bôi trơn ngâm dầu và bôi trơn lưu thông, do bộ truyền bánh răng trong hộp giảm tốc có vận tốc vòng v = 2,37 m/s< 12 m/s nên ta bôi trơn bánh răng trong hộp bằng phương pháp ngâm dầu.

- Tra bảng 18.11 TL[II] tr.100, với v = 2,37 m/s ta chọn được độ nhớt của dầu ở 500C (1000C) để bôi trơn bánh răng làm bằng thép có σb1 = 850 MPa và

σb2 = 750 MPa là 186 (11) 16 (2)

- Từ độ nhớt đã chọn, tra bảng 18.13 TL[II] tr.101, chọn được loại dầu bôi trơn: Dầu ôtô máy kéo AK – 20.

- Khi ổ được bôi trơn đúng kỹ thuật, ổ lăn sẽ không bị mài mòn, ma sát trong ổ sẽ giảm, giúp tránh không để các chi tiết kim loại trực tiếp tiếp xúc với nhau, điều đó sẽ bảo vệ được bề mặt và giảm được tiếng ồn.

- Thông thường thì các ổ lăn đều có thể bôi trơn bằng dầu hoặc mỡ, nhưng trong thực tế thì người ta thường dùng mỡ bởi vì so với dầu thì mỡ bôi trơn được giữ trong ổ dễ dàng hơn, đồng thời có khả năng bảo vệ ổ tránh tác động của tạp chất và độ ẩm. Ngoài ra mỡ được dùng lâu dài ít bị ảnh hưởng của nhiệt độ theo bảng 15- 15a TL[II] tr.45 ta dùng loại mỡ LGMT2 và chiếm 1/2 khoảng trống.

Bảng thống kê dùng cho bôi trơn:

Tên dầu hoặc

mỡ Thiết bị cần bôi trơn Lượng dầu hoặc mỡ

Thời gian thay dầu hoặc mỡ

Dầu ôtô máy

kéo AK - 20 Bộ truyền trong hộp 0,6 lít/kW 5 tháng

Mỡ LGMT2 Tất cả các ổ và bộ truyền ngoài 1/2 chỗ rỗng bộ phận ổ 1 năm

Một phần của tài liệu 106183 Đoàn Văn Ước 10618159 (Trang 102 - 103)