đình công không được xem là căn cứ miễn trách nhiệm. Tuy nhiên, ADIDAS cho rằng vì các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia thành viên CISG nên phải tuân theo điều 79 CISG để xác định miễn trách nhiệm, từ đó ADIDAS cho rằng mình được miễn trách nhiệm bồi thương thiệt hại và không phải tiếp tục hợp đồng . ADIDAS có thể được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại và buộc thực hiện đúng hợp đồng trong trường hợp này không?
- ADIDAS không được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại và buộc thực hiện đúng hợp đồng trong trường hợp này vì căn cứ theo D79 ADIDAS phải có nghĩa vụ thông báo trong khoảng thời gian hợp lý (K4D79); ngoài ra trong hợp đồng đã thỏa thuận rõ đình công không được xem là căn cứ miễn trách nhiệm nên sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng sẽ được ưu tiên áp dụng như vậy ADIDAS không có đủ điều kiện,cơ sở để được hưởng miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại và buộc thực hiện đúng hợp đồng trong trường hợp này
Bài tập 15. Ngày 15/06/2014 doanh nghiệp A (trụ sở tại Hà Nội) ký kết hợp đồng bán 1000 MT cà phê với giá 400 USD/ MT cho doanh nghiệp B ( trụ sở tại singapore), giao hàng theo điều kiện FOB tại cảng Hải Phòng ( Incoterms 2010) . Thanh toán bằng L/C. Thời hạn giao hàng từ ngà 15/09 đến 30/09/2014.
Ngày 16/09/2014 công ty A gửi cho B một thông báo với nội dung rằng: tại Việt nam đang có bão, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất và thu hoạch cà phê. Do đó, A không thể giao hàng kịp theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng và hiện tại,
doanh nghiệp đang cố gắng khắc phục hậu quả để hoạt động bình thường trở lại và sẽ có thông báo lịch giao hàng cụ thể.
Công ty B không đồng ý với yêu cầu của công ty A giao hàng đúng thời hạn đã thỏa thuận, nếu không sẽ bị công ty B kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do giao hàng trễ hẹn. Các bên không thương lượng được và đưa tranh chấp ra giải quyết tại Trung tâm trọng tải quốc tế Singapore.
Giả sử luật pháp áp dụng là CISG và hợp đồng không có quy định về điều khoản miễn trách nhiệm, Anh (chị) hãy chọn bên A hoặc bên B để đảm bảo về quyền lợi và đưa ra lập luận phù hợp.
- Nếu chọn bên A: Khi áp dụng D79 CUV A sẽ lập luận, bão ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất là nằm ngoài khả năng kiểm soát của A mặc dù biết Việt Nam hay có bão nhưng A cũng không thể tiên liệu được một cách hợp lý về mức độ nghiêm trọng của bão vào thời điểm giao kết hợp đồng là tháng 6; A sẽ cung cấp các tài liệu để chứng minh rằng mình đã cố gắng nhưng không thể khắc phục được. Ví dụ: như đã gửi thư chào hàng để nghị mua hàng với nhiều công ty khác, cung cấp số liệu do bão ảnh hưởng đến vùng đó nên không thể cung cấp đủ cho B được ; bên A đã thông báo cho bên B ngay khi có bão và cam kết tiếp tục thực hiện hợp đồng,
Nếu Bảo vệ cho bên B : Giữa A và B có hợp đồng mua bán cà phê, hợp đồng không quy định điều khoản miễn trách nhiệm.
Hợp đồng giữa A và B quy định thời hạn là giao hàng từ 15/9 đến 30/9 là 15 ngày. Với tư cách là người bán A phải có nghĩa vụ lường trước được những rủi ro về việc không có hàng để cung cấp bằng cách dự trữ sẵn hàng hoặc tiếp cận những nguồn hàng khác ngay khi có thể . Công ty A đã phải có kế hoạch sản xuất và thu hoạch cà phê trước thời gian này. Công ty A phải lường trước được thời gian này có thể có bão và lo thu gom để kịp giao cho B. Tuy nhiên, tới ngày 16 công ty A mới thông báo có bão, ảnh hưởng đến thu hoạch nên không thể giao hạn đúng thời hạn là công ty A đã không thực hiện mọi biện pháp cần thiết ngăn ngừa thiệt hại xảy ra, không được miễn trách nhiệm theo khoản 1 Điều 89 CISG 1980. Công ty B có thể yêu cầu bên A phải giao hàng đúng theo thời gian mà trong hợp đồng đã quy định. Điều này được quy định tại Điều 33 CISG.
Người bán (Bên A) phải giao hàng phù hợp với hợp đồng , đúng số lượng, phẩm chất và mô tả như trong hợp đồng, ở đây là mua bán cafe giữa bên A và bên B. (Điều 35, 35 CISG). Bên B có thể buộc bên A thực hiện nghĩa vụ theo đúng sự thỏa thuận ở trong hợp đồng giữa 2 bên. Nếu bên A không thực hiện đúng theo hợp đồng, thì bên B có thể đòi bồi thường thiệt hại do bên A chậm trễ trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình. CSPL : Điều 45 46 47 CISG
Bài 16 Công ty C ( trụ sở tại Thụy Sĩ) ký hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trẻ em với công ty D ( có trụ sở tại Mỹ) với điều kiện giao hàng CIF – Incoterm 2000. Theo hợp đồng, thời hạn giao hàng là ngày 10/01/2010. Để thực hiện hợp đồng đã kí với công ty C, công ty D đã ký hợp đồng mua nguyên vật liệu với công ty E ( có trụ sở thương mại ở Hungary).
Tình huống 1: giả sử E không giao nguyên vật liệu theo đúng thời hạn đã đã quy định trong hợp đồng đã ký với D. Ngày 20/01/2010, D mới giao hàng cho C, C yêu cầu bồi thường thiệt hại. D không đồng ý vì việc họ không giao hàng được đúng hạn vì người thứ 3 là E không thực hiện việc giao nguyên vật liệu. Cho biết quan điểm của anh (chị) về vấn đề này.
- Căn cứ K2 D79 CUV. D phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì giao hàng trễ hạn bởi vì E không giao hàng cho D không được xem sự kiện miễn trách
Vì trường hợp này không phải sự kiện bất khả kháng Và E cũng không được miễn trách
Tình huống 2: Giả sử E không giao nguyên vật liệu được cho D vì dây chuyền sản xuất bị hư hỏng thì D có được miễn trách nhiệm khi không thực hiện hợp đồng với C không? Nghĩa vụ vận chuyển giao nhận hàng hóa và bảo hiểm giữa C và D được phân chia thế nào?
- D cũng không được miễn trách vì dây chuyền sản xuất bị hỏng là việc có thể kiểm soát được hoặc có thể khắc phục được do đó E không được hưởng miễn trách nên đó D cũng không được miễn trách. (K2D79)
- D phải trả cước phí vận chuyển, mua phí bảo hiểm và giao hàng cho C tại cảng của Mỹ (CIF của Incoterm)
Tình huống 3: Giả sử hàng hóa của D được đưa lên tàu tại Hoa Kỳ đúng thời hạn. Nhưng trong quá trình vận chuyển hàng hóa cho C đến Thụy Sĩ thì gặp bão nên đến 30/01/2010 hàng hóa của D mới đến công ty C. Trách nhiệm của D trong trường hợp này thế nào?
Biết rằng Hoa Kỳ, Thụy Sĩ và Hungary đều là các quốc gia thành viên CISG. Áp dụng CISG để giải quyết vụ việc trên.