Giả sử trả lời của DEF là chấp nhận chào hàng thì hợp đồng được ký vào ngày nào?

Một phần của tài liệu Các quyết định của WTO chỉ được thông qua tại hội nghị bộ trưởng (Trang 31 - 32)

- Để được miễn trách vì sự kiện bất khả kháng thì sự kiện đó phải:

3, Giả sử trả lời của DEF là chấp nhận chào hàng thì hợp đồng được ký vào ngày nào?

ngày nào?

Giả sử trả lời của DEF là chấp nhận chào hàng thì hợp đồng được ký vào ngày

10/01/2007. Theo điều 23, công ước 1980: Hợp đồng được coi là đã ký kết kể từ lúc sự chấp nhận chào hàng có hiệu lực. Ngày 10/1 DEF nhận được chào hàng và chấp nhận chào hàng, tức ngày 10/1 chào hàng có hiệu lực, hợp đồng được coi là đã ký kết.

Bài tập thêm 2: Công ty A của Việt Nam giao kết với Công ty B của một quốc gia thành viên của CISG hợp đồng mua bán da loại tốt, hợp đồng chỉ quy định giá theo giá trên thị trường Việt Nam vào thời điểm giao kết.

Tuy nhiên, cũng theo hợp đồng, các vấn đề khác và giá cả có thể thay đổi bởi các bên chiếu theo giá thị trường Việt Nam vào thời điểm giao hàng. Giám đốc của A không muốn áp dụng CISG vì Việt Nam chỉ mới gia nhập Công ước này. Do sơ suất khi giao kết hợp đồng, các bên đã không thỏa thuận điều khoản chọn luật để áp dụng cho hợp đồng.

Giả sử anh/chị là chuyên viên pháp lý của A, hãy tư vấn cho A cách thức loại bỏ khả năng áp dụng CISG trong trường hợp này

- Giả sử CUV có hiệu lực đối với 2 bên; Tư vấn: Đàm phán, thương lượng để thỏa thuận

soạn 1 Phụ lục Hợp đồng để loại trừ hiệu lực của CUV theo quy định tại D6 CUV1980.

Nếu không có thỏa thuận thì phải áp dụng CUV; đối với trường hợp này việc viễn dẫn đến luật của 1 nước thứ 3 đó không được xem là một sự ngầm loại trừ, cho nên sự thỏa thuận đến nước thứ 3 không có hiệu lực nếu 2 nước đều thành viên của CUV. Một sự thỏa thuận lựa chọn luật của một nước thứ ba sẽ không được xem là sự phù hợp với Điều 6 không được hiểu là một thỏa thuận ngầm loại trừ hiệu lực của CUV

Bài tập thêm 3: Công ty VILIX của Việt Nam chào hàng để bán một số mẫu túi da cho công ty HAGU của Nhật Bản. Chào hàng ghi rõ có hiệu lực trong trong vòng 15 ngày từ thời điểm gởi đi (ngày 5/1/2013).

Nhận được chào hàng này vào ngày 10/1/2013, công ty HAGU đã gửi thư trả lời với nội dung chấp nhận các điều kiện của chào hàng của VILIX, chỉ thay đổi nội dung về thẩm quyền giải quyết tranh chấp là trọng tài của Phòng thương mại quốc tế (IIC).

Giả sử CISG 1980 được áp dụng trong tình huống này, hãy cho biết: a. Trả lời của HAGU có được coi là một chấp nhận chào hàng hay không?

Trả lời của HAGU không được coi là một chấp nhận chào hàng mà được coi là từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn chào hàng. Bởi lẽ, trả lời của HAGU có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng điều khoản sửa đổi liên quan đến sự giải quyết tranh chấp, được coi là những điều kiện làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng. CSPL: Khoản 1, khoản 3 Điều 19 CISG.

Ðiều 19:

1. Một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi khác thì được coi là từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn giá.

3. Các yếu tố bổ sung hay sửa đổi liên quan đến các điều kiện giá cả, thanh toán, đến phẩm chất và số lượng hàng hóa, địa điểm và thời hạn giao hàng, đến phạm vi trách nhiệm của các bên hay đến sự giải quyết tranh chấp được coi là những điều kiện làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng.)

Một phần của tài liệu Các quyết định của WTO chỉ được thông qua tại hội nghị bộ trưởng (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)