CÀI ĐẶT MÔI TRƢỜNG PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xây dựng ứng dụng đọc tin nhanh bằng cách trích rút và tổng hợp thông tin từ các trang web (Trang 62)

6. Bố cục của luận văn

3.1. CÀI ĐẶT MÔI TRƢỜNG PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM

3.1.1. Một số hệ thống đọc tin nhanh đã đƣợc xây dựng

Trƣớc đây đã có nhiều hệ thống đọc tin nhanh đã đƣợc xây dựng hỗ trợ cho nhu cầu đọc tin tức của con ngƣời nhƣ các ứng dụng web, các ứng dụng chạy trên các máy tính bàn sử dụng hệ điều hành Windows, Linux,...

Sau này, với sự ra đời và ngày một tiến bộ của công nghệ di động, các thiết bị di động cầm tay thông minh nhƣ điện thoại, máy tính bảng ra đời đã chiếm ƣu thế và phổ biến cho con ngƣời hơn hẳn các máy để bàn về tính gọn nhẹ, tiện dụng. Bên cạnh đó, sự ra đời của các hệ điều hành chạy trên thiết bị di động nhƣ hệ điều hành Windows Phone, hệ điều hành iOS hay android đã dần trở nên phổ biến hơn bao giờ hết và đem lại những lợi ích không nhỏ. Những nội dung trên là cơ sở để luận văn có thể đi đến một hƣớng phát triển mới đó là xây dựng hệ thống đọc tin nhanh trên thiết bị di động android.

Hệ thống đọc tin nhanh, hay cụ thể hơn chính là một ứng dụng hỗ trợ cho ngƣời dùng có thể tạo kênh tin tức cho mình và đọc tin hằng ngày, sẽ

trích lọc, thu gọn các trang báo cồng kềnh thành các trang tin gọn nhẹ, dễ đọc với sự loại bỏ các thông tin dƣ thừa, các banner quảng cáo, thu nhỏ các hình ảnh sao cho phù hợp với màn hình hạn chế của các thiết bị di động, giúp ngƣời dùng có thể cập nhật tin tức từ các báo thông qua các trang tin đƣợc xây dựng và tổng hợp mọi lúc mọi nơi khi có Internet.

Mỗi khi ngƣời dùng cuối sử dụng dịch vụ này, hệ thống căn cứ vào các khuôn mẫu đã đƣợc nhận biết về mỗi báo điện tử để trích chọn chỉ nội dung tin tức cần thiết cho ngƣời dùng. Cách làm nhƣ vậy rất thích hợp với việc khai thác tin tức từ các thiết bị di động (xem Hình 3.1).

Hình 3.1. Sơ đồ ứng dụng đọc tin nhanh trên thiết bị di động [11]

Mục tiêu của luận văn là xây dựng nên hệ thống đọc tin nhanh, nhằm hỗ trợ ngƣời dùng chọn kênh tin tức, thu thập tin tức, quản lý các kênh tin, tạo ra một ứng dụng đọc tin tức cho chính ngƣời dùng mà không phải lƣớt từng trang website để đọc tin tức. Thông qua việc khảo sát một số phần mềm đọc tin tức trong và ngoài nƣớc, và yêu cầu từ phía ngƣời dùng, có thể tóm tắt yêu cầu của ngƣời dùng đối với ứng dụng đọc tin nhanh nhƣ sau:

thống để sử dụng các chức năng của hệ thống.

- Ngƣời dùng có thể tổ chức, quản lý kênh tin tức của mình với các chức năng tạo mới, sửa, xoá các trang liên kết của kênh tin tức, lựa chọn số tin tức đƣợc hiển thị, tìm kiếm thông tin.

- Hệ thống có thể tổng hợp thông tin từ các trang tin tức đã lƣu của ngƣời dùng để hiển thị lên các trang tin của ứng dụng.

- Hệ thống có thể hỗ trợ ngƣời dùng đọc tin tức thông qua nhập URL của trang web.

3.1.2. Xây dựng ứng dụng chạy độc lập trên thiết bị di động

Thông qua việc khảo sát một số trang web và một số phần mềm hỗ trợ đọc tin tức RSS đã đƣợc xây dựng trƣớc đây, ta thấy có thể xây dựng ứng dụng thông qua hai phƣơng pháp nhƣ sau:

Xây dựng Web Form: Tƣơng tự các trang web mà chúng tavẫn thƣờng thấy khi sử dụng máy tính để bàn. Ở đây một phƣơng pháp đƣa ra để xây dựng ứng dụng đó là xây dựng một trang web có thể chạy trên nền điện thoại di động. Chúng ta có thể truy cập trang web thông qua các trình duyệt của điện thoại di động nhƣ Chrome, Opera,...

Xây dựng ứng dụng độc lập: Ứng dụng độc lập là ứng dụng sẽ đƣợc cài đặt và chạy trực tiếp trên nền điện thoại di động mà không cần thiết phải thông qua trình duyệt. Ƣu điểm của phƣơng pháp này là tính tiện lợi và tính độc lập. Chúng ta không cần phải suy nghĩ nhiều tới việc mua hosting để lƣu trang web. Việc chia sẻ ứng dụng đến ngƣời dùng cũng dễ dàng và hiệu quả hơn. Sau khi hoàn thành việc xây dựng ứng dụng, chúng ta có thể đẩy chúng lên các kho ứng dụng nhƣ Play Store (hệ điều hành android) và App Store (hệ điều hành iOS) để đƣa ứng dụng đến tay ngƣời dùng một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Store của điện thoại android.

Hình 3.2. Một số ứng dụng đọc tin tức trên kho ứng dụng Play Store

Sau khi phân tích những thuận lợi hay khó khăn của hai giải pháp trên. Sau khi xem xét các khía cạnh, ƣu và nhƣợc điểm của các công nghệ cho thấy xây dựng ứng dụng độc lập là một giải pháp tối ƣu để phát triển hệ thống.

3.1.3. Lựa chọn công cụ và môi trƣờng lập trình android

Android là hệ điều hành trên điện thoại di động (và hiện nay là cả trên một số đầu phát HD, HD Player, TV) đƣợc phát triển bởi công ty Google và dựa trên nền tảng Linux. Trƣớc đây, android đƣợc phát triển bởi công ty liên hợp android (sau đó đƣợc Google mua lại vào năm 2005).

Trƣớc năm 2015, để lập trình ứng dụng android chúng ta cần cài đặt Eclipse vốn là một công cụ lập trình ứng dụng Java, sau đó ngƣời dùng cần phải cài đặt thêm plugin vào Eclipse, nó sẽ cho phép chúng ta lập trình các ứng dụng android trên Eclipse. Sau tháng 3 năm 2015 Google cho ra mắt Android Studio, một công cụ lập trình dành riêng cho ứng dụng android, và chính thức không hỗ trợ Plugin cho Eclipse nữa.

chạy (kiểm thử) ứng dụng. Trong bộ công cụ Android Studio đã có sẵn máy ảo là Android Emulator, tuy nhiên máy ảo Android Emulator thông thƣờng chậm làm giảm hiệu suất của quá trình phát triển ứng dụng. Theo đánh giá của các chuyên gia thì Genymotion là một máy ảo chạy nhanh rất nhiều so với Android Emulator, giúp tiết kiệm thời gian để kiểm thử khi chạy ứng dụng.

Trên thực tế, luận văn đã sử dụng cấu hình phần cứng là máy tính Lenovo có cấu hình CORE i5, Chip Intel, sử dụng hệ điều hành Windows 10 là môi trƣờng phần cứng để phát triển ứng dụng. Luận văn đã sử dụng công cụ Android Studio để lập trình cho ứng dụng và công cụ Genymotion dùng để kiểm thử ứng dụng. Sau đây là yêu cầu cấu hình phần cứng cần để cài đặt Android Studio và công cụ Genymotion (xem Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Yêu cầu phần cứng để cài đặt Android Studio và chạy máy ảo

Thành phần Chỉ sổ

CPU

Intel® processor with support for Intel® VT-x, Intel® EM64T (Intel® 64), and Execute

Disable (XD) Bit functionality

RAM Tối thiểu 2GB

OS Microsoft Windows 7/8/10/Vista/2003 (32

hoặc 64-bit)

Bộ nhớ trống 400MB

Độ phân giải tối thiểu 1280 x 800

Phần mềm cài đặt thêm Java Development Kit (JDK) 7 trở lên

3.1.4. Cài đặt JDK và cấu hình biến môi trƣờng

JDK (Java Deverlopment Kit) là một bộ công cụ phát triển Java, dành cho những ngƣời lập trình Java để phát triển ứng dụng. Để cài đặt Android Studio đòi hỏi chúng ta phải đảm bảo cài đặt Java phiên bản 7 trở lên.

Bảng 3.2. Danh sách các phần mềm cần cài đặt để lập trình android

Phần mềm Tên trang web Địa chỉ tải

JDK JDK Download http://www.oracle.com/technetwork/ java/javase/downloads/index.html Android Studio Android Home http://developer.android.com/sdk

Genymotion Genymotion Home http://www.genymotion.com/

Truy cập vào trang JDK Download (xem Bảng 3.2) để tải về Java (JDK) và tiến hành cài đặt Java nhƣ các phần mềm khác. Chú ý thƣ mục cài đặt Java sẽ dùng để cài biến môi trƣờng sau này.

Tiếp theo là cấu hình biến môi trƣờng. Trên Windows 10, truy cập công cụ Control Panel -> System and Security -> System -> Advanced system settings, cửa sổ nhƣ Hình 3.3 sẽ xuất hiện. Chọn nút "Environment Variables" để tiến hành cài đặt biến môi trƣờng. Tạo biến môi trƣờng (xem

Hình 3.3) với thông tin nhƣ sau: Variable name: JAVA_HOME

Variable value: C:\Program Files\Java\jdk1.7.0_79

Hình 3.3. Cửa sổ tạo biến môi trường

3.1.5. Cài đặt phần mềm Android Studio

a. Giới thiệu về phần mềm Android Studio

Song song với Eclipse, Android Studio cũng là một IDE (môi trƣờng phát triển tích hợp) giúp chúng ta có thể phát triển ứng dụng Android một

cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

b. Tải và cài đặt phần mềm Android Studio

Bước 1: Tải bộ cài Android Studio đầy đủ tại trang web Android Home (xem Bảng 3.3)

Bước 2: Tiến hành cài đặt Android Studio. Lƣu ý lựa chọn tất cả các gói cài đặt bao gồm:

- Android SDK (Software Development Kit) là một tập hợp các công cụ đƣợc sử dụng để phát triển ứng dụng cho Android.

- Android Virtual Device (AVD) là một cấu hình thiết bị, nó chạy với bộ giả lập Android (Android Emulator). Nó làm việc với bộ giả lập để cung cấp một môi trƣờng thiết bị ảo cụ thể, để cài đặt và chạy ứng dụng android.

- Intel Hardware Accelerated Execution Manager (Intel® HAXM) là một phần cứng hỗ trợ ảo hóa (Hypervisor) sử dụng công nghệ Intel Virtualization Technology (Intel® VT), để tăng tốc độ của ứng dụng android trên máy chạy phần mềm giả lập android.

3.1.6. Cài đặt máy ảo Genymotion

a. Giới thiệu về máy ảo Genymotion

Genymotion là một trình giả lập dành cho android (x86 với khả năng tăng tốc phần cứng OpenGL) và có sẵn các phiên bản android đƣợc cấu hình sẵn và có thể khởi động các máy ảo cùng lúc. Genymotion shell cho phép tƣơng tác với máy ảo bằng cách sử dụng dòng lệnh, hỗ trợ ADB, Eclipse và Android Studio plugin, hỗ trợ Linux, Windows và Mac.

b. Cài đặt Genymotion

Bước 1: Đăng ký tài khoản Genymotion

Vào trang web Genymotion Home (xem Bảng 3.2) và đăng kí một tài khoản miễn phí sau đó truy cập email để kích hoạt tài khoản.

Bước 2: Cài VirtualBox và Genymotion

Tải và cài đặt Genymotion từ trang web trên. Lƣu ý là phải đăng nhập vào trang web thì mới tải đƣợc. Do Genymotion chạy trên nền máy ảo của VirtualBox, ta nên tải phiên bản Genymotion kèm với VirtualBox (một máy ảo tƣơng tự nhƣ VMWare nhƣng miễn phí và nguồn mở) và tiến hành cài đặt nhƣ bình thƣờng nhƣng chú ý nhớ đƣờng dẫn thƣ mục cài để dùng sau này.

Bước 3: Cài Plugin Genymotion trong Android Studio

Mở phần mềm Android Studio sau đó vào menu File -> Setting (hoặc

nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + S) và chọn menu Plugins, chúng ta sẽ thấy

một cửa sổ xuất hiện nhƣ Hình 3.4.

Hình 3.4. Cửa sổ cài đặt Plugin trong Android Studio

Chọn nút “Browse repositories…” sẽ xuất hiện cửa sổ mới. Tại cửa sổ này nhập vào ô tìm kiếm từ khóa Genymotion để tìm kiếm. Plugin Genymotion. Plugin Genymotion sẽ xuất hiện trong khung kết quả. Chọn nút

Install plugin để bắt đầu quá trình cài đặt.

Sau khi cài đặt xong, chọn “Restart Android Studio” để khởi động lại phần mềm Android Studio. Sau khi khởi động xong, chúng ta thấy biểu tƣợng của Plugin Genymotion sẽ xuất hiện trên thanh công cụ, điều này chứng tỏ

Plugin Genymotion đã đƣợc cài đặt thành công.

Bước 4: Cấu hình Plugin Genymotion trong Android Studio

Mở phần mềm Android Studio, vào menu File -> Setting, chọn menu Other Settings -> Genymotion và gõ vào đƣờng dẫn vào thƣ mục

Genymotion đã cài tại Bƣớc 1. Chọn nút OK để hoàn tất quá trình cấu hình Plugin. Chọn lại vào biểu tƣợng của plugin Genymotion trên thanh công cụ, một cửa sổ mới xuất hiện chứng tỏ đã cấu hình thành công Genymotion và có thể bắt đầu sử dụng nó để chạy các ứng dụng.

Bước 5: Tạo máy ảo trên Android Studio

- Trên thanh công cụ của Android Studio, nhấn vào biểu tƣợng Genymotion Virtual Devices Manager, xuất hiện cửa sổ mới. Trên cửa sổ mới, bấm vào nút “New...” để tiến hành tạo máy ảo. Nếu chƣa đăng

nhập, cửa sổ nhƣ Hình 3.5 sẽ xuất hiện, và chúng ta cần nhập vào tài khoản đã đăng ký trên trang web ở Bƣớc 1.

- Sau đó hộp thoại sẽ hiển thị danh sách máy ảo cấu hình sẵn dành cho smartphone hoặc tablet. Chọn máy ảo thích hợp cần sử dụng và nhấn Add,

nhấn Next để tải máy ảo.

- Trong hộp thoại Genymotion bạn chọn máy ảo và nhấn nút Play hoặc trong cửa sổ Genymotion Virtual Devices Manager, chọn máy ảo và Start.

- Nếu đây là lần đầu tiên chạy máy ảo, Genymotion sẽ hỏi đƣờng dẫn cài đặt SDK của android. Nhấn Yes trong cửa sổ yêu cầu và nhấn Browse để chọn đƣờng dẫn đến thƣ mục Android SDK.

Bước 6: Cấu hình để chạy ứng dụng android trên máy ảo.

- Nhấn chuột phải vào dự án, chọn Run As -> Run Configurations. - Tại thẻ Target, chúng ta chọn Always prompt to pick device.

- Hộp thoại chọn máy ảo hiện ra, chọn máy ảo Genymotion (lƣu ý là chúng ta cần khởi động máy ảo Genymotion trƣớc đó để có thể thấy tên máy ảo trong hộp thoại chọn) và nhấn OK. Kết quả nhận đƣợc: Xem Hình 3.7.

3.1.7. Các công cụ phần mềm khác

Bên cạnh Java, Android Studio và Genymotion là phần mềm dùng để lập trình, luận văn còn sử dụng một số phần mềm khác dùng để phân tích thiết kế hệ thống và thiết kế cơ sở dữ liệu. Hệ thống đọc tin nhanh đƣợc thiết kế theo mô hình CSDL quan hệ, công cụ đƣợc sử dụng ở đây là phần mềm Dezign for Database Version 3.4. Đây là phần mềm thiết kế CSDL rất gọn nhẹ và trực quan phù hợp với mọi bài toán có kích thƣớc khác nhau. Các module hệ thống đƣợc thiết kế theo mô hình UML 2.0 bằng chƣơng trình Enterprise Architect 6.1. Sau đây là bảng chi tiết các phần mềm đã sử dụng trong thực nghiệm:

Bảng 3.3. Một số phần mềm sử dụng trong thực nghiệm

STT Tên phần mềm Nguồn

3 Enterprise Architect 6.1

(UML 2.0) http://www.sparxsystems.com.au

4 Dezign for Database

Version 3.4 http://datanamic.com

3.2. CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG ĐỌC TIN NHANH

Hệ thống cần thực hiện đƣợc các chức năng cơ bản là tạo tài khoản, đăng nhập hệ thống, quản lý các trang tin tức nhƣ tạo mới, sửa, xóa các trang tin,... đọc tin dựa vào các trang tin đã đƣợc lƣu, đọc tin dựa trên việc cung cấp link RSS, đọc tin tổng hợp hệ thống nhƣ tin dự báo thời tiết, giá vàng, tỉ giá ngoại tệ, kết quả sổ số, kết quả bóng đá.

Nhƣ đã phân tích những lợi ích không nhỏ của mô hình điện toán đám mây là có thể lƣu trữ một lƣợng thông tin lớn và có thể truy cập từ mọi nơi trên Internet. Ngày nay chúng ta không phải chi một khoản tiền quá lớn cho dịch vụ điện toán đám mây bởi vì đã có rất nhiều mô hình miễn phí hỗ trợ cho

việc lƣu thông tin cho ngƣời dùng của những ứng dụng vừa và nhỏ. Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, tôi đã biết đƣợc có một trang web hỗ trợ cho việc lƣu thông tin và CSDL cho ứng miễn phí rất nổi tiếng đó là trang Parse, địa chỉ của trang web này là https://www.parse.com/. Tôi đã áp dụng dịch vụ miễn phí của trang web này vào trong ứng dụng của mình. Trong đó CSDL về tài khoản của ngƣời dùng và một số thông tin khác đƣợc lƣu trên trang web nhƣ một server chung của ứng dụng. Ngƣời dùng có thể truy xuất tài khoản và các thông tin liên quan của mình ở bất cứ nơi đâu có Internet thông qua ứng dụng cài trên thiết bị di động android.

Dƣới đây là một số yêu cầu cơ bản các chức năng của ứng dụng:

3.2.1. Chức năng tạo tài khoản và đăng nhập hệ thống

Yêu cầu: Ngƣời dùng có thể tạo tài khoản cho riêng mình. Bất cứ nơi nào có Interrnet, ngƣời dùng có thể đăng nhập vào tài khoản để sử dụng các chức năng khác của ứng dụng nhƣ đọc tin dựa vào các trang tin tức mà ngƣời dùng đã lƣu, đọc tin bằng cách cung cấp trực tiếp RSS, quản lý trang tin tức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xây dựng ứng dụng đọc tin nhanh bằng cách trích rút và tổng hợp thông tin từ các trang web (Trang 62)