Cài đặt máy ảo Genymotion

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xây dựng ứng dụng đọc tin nhanh bằng cách trích rút và tổng hợp thông tin từ các trang web (Trang 68 - 72)

6. Bố cục của luận văn

3.1.6.Cài đặt máy ảo Genymotion

a. Giới thiệu về máy ảo Genymotion

Genymotion là một trình giả lập dành cho android (x86 với khả năng tăng tốc phần cứng OpenGL) và có sẵn các phiên bản android đƣợc cấu hình sẵn và có thể khởi động các máy ảo cùng lúc. Genymotion shell cho phép tƣơng tác với máy ảo bằng cách sử dụng dòng lệnh, hỗ trợ ADB, Eclipse và Android Studio plugin, hỗ trợ Linux, Windows và Mac.

b. Cài đặt Genymotion

Bước 1: Đăng ký tài khoản Genymotion

Vào trang web Genymotion Home (xem Bảng 3.2) và đăng kí một tài khoản miễn phí sau đó truy cập email để kích hoạt tài khoản.

Bước 2: Cài VirtualBox và Genymotion

Tải và cài đặt Genymotion từ trang web trên. Lƣu ý là phải đăng nhập vào trang web thì mới tải đƣợc. Do Genymotion chạy trên nền máy ảo của VirtualBox, ta nên tải phiên bản Genymotion kèm với VirtualBox (một máy ảo tƣơng tự nhƣ VMWare nhƣng miễn phí và nguồn mở) và tiến hành cài đặt nhƣ bình thƣờng nhƣng chú ý nhớ đƣờng dẫn thƣ mục cài để dùng sau này.

Bước 3: Cài Plugin Genymotion trong Android Studio

Mở phần mềm Android Studio sau đó vào menu File -> Setting (hoặc

nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + S) và chọn menu Plugins, chúng ta sẽ thấy

một cửa sổ xuất hiện nhƣ Hình 3.4.

Hình 3.4. Cửa sổ cài đặt Plugin trong Android Studio

Chọn nút “Browse repositories…” sẽ xuất hiện cửa sổ mới. Tại cửa sổ này nhập vào ô tìm kiếm từ khóa Genymotion để tìm kiếm. Plugin Genymotion. Plugin Genymotion sẽ xuất hiện trong khung kết quả. Chọn nút

Install plugin để bắt đầu quá trình cài đặt.

Sau khi cài đặt xong, chọn “Restart Android Studio” để khởi động lại phần mềm Android Studio. Sau khi khởi động xong, chúng ta thấy biểu tƣợng của Plugin Genymotion sẽ xuất hiện trên thanh công cụ, điều này chứng tỏ

Plugin Genymotion đã đƣợc cài đặt thành công.

Bước 4: Cấu hình Plugin Genymotion trong Android Studio

Mở phần mềm Android Studio, vào menu File -> Setting, chọn menu Other Settings -> Genymotion và gõ vào đƣờng dẫn vào thƣ mục

Genymotion đã cài tại Bƣớc 1. Chọn nút OK để hoàn tất quá trình cấu hình Plugin. Chọn lại vào biểu tƣợng của plugin Genymotion trên thanh công cụ, một cửa sổ mới xuất hiện chứng tỏ đã cấu hình thành công Genymotion và có thể bắt đầu sử dụng nó để chạy các ứng dụng.

Bước 5: Tạo máy ảo trên Android Studio

- Trên thanh công cụ của Android Studio, nhấn vào biểu tƣợng Genymotion Virtual Devices Manager, xuất hiện cửa sổ mới. Trên cửa sổ mới, bấm vào nút “New...” để tiến hành tạo máy ảo. Nếu chƣa đăng

nhập, cửa sổ nhƣ Hình 3.5 sẽ xuất hiện, và chúng ta cần nhập vào tài khoản đã đăng ký trên trang web ở Bƣớc 1.

- Sau đó hộp thoại sẽ hiển thị danh sách máy ảo cấu hình sẵn dành cho smartphone hoặc tablet. Chọn máy ảo thích hợp cần sử dụng và nhấn Add,

nhấn Next để tải máy ảo.

- Trong hộp thoại Genymotion bạn chọn máy ảo và nhấn nút Play hoặc trong cửa sổ Genymotion Virtual Devices Manager, chọn máy ảo và Start.

- Nếu đây là lần đầu tiên chạy máy ảo, Genymotion sẽ hỏi đƣờng dẫn cài đặt SDK của android. Nhấn Yes trong cửa sổ yêu cầu và nhấn Browse để chọn đƣờng dẫn đến thƣ mục Android SDK.

Bước 6: Cấu hình để chạy ứng dụng android trên máy ảo.

- Nhấn chuột phải vào dự án, chọn Run As -> Run Configurations. - Tại thẻ Target, chúng ta chọn Always prompt to pick device.

- Hộp thoại chọn máy ảo hiện ra, chọn máy ảo Genymotion (lƣu ý là chúng ta cần khởi động máy ảo Genymotion trƣớc đó để có thể thấy tên máy ảo trong hộp thoại chọn) và nhấn OK. Kết quả nhận đƣợc: Xem Hình 3.7.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xây dựng ứng dụng đọc tin nhanh bằng cách trích rút và tổng hợp thông tin từ các trang web (Trang 68 - 72)