5. Bố cục của luận văn
2.3. THỰC TRẠNG BỆNH RỐI LOẠN TRẦM CẢM
Trên thế giới, các công trình nghiên cứu trầm cảm rất phong phú, về dịch tễ học, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, đặc điểm lâm sàng và điều trị. Trong cơ cấu bệnh lý tâm thần, rối loạn trầm cảm là bệnh lý thường gặp, chiếm 41% bệnh nhân tâm thần điều trị nội trú, 20% số bệnh nhân tâm thần nặng phải nằm viện.
Ở Việt Nam, hơn một thập kỷ gần đây, vấn đề sức khoẻ tâm thần nói chung và trầm cảm nói riêng được đề cập đến nhiều hơn, đã có nhiều công trình nghiên cứu về trầm cảm ở các khía cạnh khác nhau.
Các nghiên cứu đưa ra các tần suất mắc bệnh khác nhau ở trẻ em, tuỳ vào quan niệm, tiêu chuẩn chẩn đoán, tuổi nghiên cứu, sử dụng các công cụ, phương pháp đánh giá, phân bố giới, tuổi trong quần thể nghiên cứu, thời gian tiến hành, cỡ mẫu...
Theo nghiên cứu của tác giả Hoàng Cẩm Tú đã tiến hành nghiên cứu về rối loạn hành vi, cảm xúc ở trẻ em và trẻ vị thành niên ở hai phường Kim Liên và Trung Tự (Hà Nội) cho thấy 2,2% trẻ 14-18 tuổi có lo âu – trầm cảm [9].
Một số nghiên cứu khác chứng tỏ tần xuất trầm cảm cao nhất là ở trẻ gái lứa tuổi 13 - 15. Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở trẻ em là 0,4% - 2,5% và ở vị thành niên là 0,4 - 8,3%.
Nghiên cứu lâm sàng cho thấy trẻ bị trầm cảm chiếm 28% bệnh nhi tâm thần điều trị ngoại trú, chiếm 75% trẻ em điều trị nội trú và 40% trẻ mắc các bệnh thần kinh nói chung. Nhiều nghiên cứu khác còn ghi nhận tỷ lệ trầm cảm thay đổi từ 13% ở các trung tâm chăm sóc tâm thần đến 59% ở các bệnh viện tâm thần [8].