CHẨN ĐOÁN BỆNH RỐI LOẠN TRẦM CẢM

Một phần của tài liệu Ứng dụng khai phá dữ liệu để xây dựng hệ thống chẩn đoán bệnh trầm cảm cho học sinh phổ thông (Trang 52 - 54)

5. Bố cục của luận văn

2.5. CHẨN ĐOÁN BỆNH RỐI LOẠN TRẦM CẢM

Chẩn đoán giai đoạn trầm cảm dựa vào những triệu chứng sau: [14]. - 3 triệu chứng đặc trưng:

+ Khí sắc trầm

+ Mất mọi quan tâm và thích thú

+ Giảm năng lượng dẫn đến mệt mỏi và giảm hoạt động - 7 triệu chứng phổ biến:

+ Giảm sút sự tập trung và sự chú ý + Giảm sút tính tự trọng và lòng tin

+ Những ý tưởng bị tội và không xứng đáng + Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan + Ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát

+ Rối loạn giấc ngủ bệnh nhân thường mất ngủ vào cuối giấc. + Ăn ít ngon miệng

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD 10, trầm cảm được chẩn đoán theo 3 mức độ: nhẹ, vừa và nặng tùy thuộc vào số lượng của các triệu chứng đặc trưng và phổ biến và các triệu chứng này phải kéo dài trong thời gian ít nhất 1 tuần.

- Trầm cảm mức độ nhẹ:

Chẩn đoán mức độ này khi bệnh nhân có ít nhất 2 trong số các triệu chứng đặc trưng và ít nhất 2 trong số các triệu chứng phổ biến và không có triệu chứng nào trong số những triệu chứng này ở mức độ nặng. Các triệu chứng này làm bệnh nhân gặp khó khăn trong các hoạt động xã hội, công việc thường ngày nhưng vẫn có thể tiếp tục được. Trong trầm cảm mức độ nhẹ bệnh nhân có thể có hoặc không có những triệu chứng cơ thể.

- Trầm cảm mức độ vừa:

Khi bệnh nhân có ít nhất 2 trong số 3 triệu chứng đặc trưng và ít nhất 3 trong số các triệu chứng phổ biến. Các triệu chứng này gây khó khăn đáng kể trong việc tiếp tục các chức năng nghề nghiệp, xã hội hoặc các sinh hoạt trong gia đình. Bệnh nhân có thể có hoặc không có các triệu chứng cơ thể.

- Trầm cảm mức độ nặng:

Khi bệnh nhân có cả 3 triệu chứng đặc trưng và ít nhất 4 trong số các triệu chứng phổ biến, vài triệu chứng trong số này phải ở mức độ nặng. Tuy nhiên, nếu như bệnh nhân có kích động hoặc chậm chạp tâm thần vận động rõ rệt thì khó có thể mô tả các triệu chứng khác một cách chi tiết. Do đó, trầm cảm nặng vẫn được chẩn đoán trong trường hợp này. Nếu các triệu chứng trầm cảm xuất hiện nặng nề và khởi phát nhanh thì thời gian dùng để chẩn đoán có thể < 2 tuần. Trong giai đoạn trầm cảm nặng bệnh nhân không thể tiếp tục sinh hoạt và làm việc được.

Trong trầm cảm mức độ nặng được phân thành hai loại là trầm cảm mức độ nặng không có các triệu chứng loạn thần và trầm cảm mức độ nặng có các triệu chứng loạn thần. Các triệu chứng loạn thần có thể là hoang tưởng liên quan đến những ý nghĩ về sự nghèo đói, tội lỗi hoặc những thảm họa sắp xảy ra mà bệnh nhân là người gây ra nó. Ảo giác có thể là ảo thanh với lời lẽ kết tội, phỉ báng bệnh nhân hoặc ảo giác khứu giác với mùi thịt thối rữa.

Một phần của tài liệu Ứng dụng khai phá dữ liệu để xây dựng hệ thống chẩn đoán bệnh trầm cảm cho học sinh phổ thông (Trang 52 - 54)