Kịch bản triển khai và phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu Ứng dụng khai phá dữ liệu xây dựng hệ thống trợ giúp phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại trường học (Trang 64 - 66)

6. Kết cấu luận văn

3.5.2. Kịch bản triển khai và phân tích dữ liệu

Hệ thống phân tích dữ liệu tiến hành theo các bước B1: Thu thập và tiền xử lý dữ liệu

B2: Xây dựng mô hình phân cụm và luật kết hợp B3: Phát hiện tri thức từ mô hình dự đoán

B4: Ứng dụng tri thức phát hiện vào dự đoán rủi ro thiên tai tại trường học

Hình 3.1. Các bước triển khai hệ thống phân tích dữ liệu trường học

Bước 1: Thu thập và tiền xử lý dữ liệu

Dữ liệu thu thập 200 mẫu, dữ liệu ban đầu gồm rất nhiều thuộc tính, sau quá trình tiền xử lý dữ liệu (sử dụng phương pháp trích chọn thuộc tính) để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thiên tai đến các thuộc tính.

Bước 2: Xây dựng mô hình phân cụm và luật kết hợp

Phân cụm giá trị (khả năng chống chịu) của trường học khi thiên tai xảy ra, khai phá luật kết hợp dựa vào thiên tai và các thuộc tính vị trí trường học, dụng cụ trang thiết bị, thông tin khu vực xung quanh trường học, các mối nguy hiểm…để xác định các rủi ro có thể gặp phải là bao nhiêu %.

1. Thu thập và tiền xử lý dữ liệu 2. Xây dựng mô hình phân cụm và luật kết hợp 3. Phát hiện tri thức từ mô hình dự đoán 4. Ứng dụng tri thức phát hiện vào dự đoán rủi ro thiên tai tại trường học

Bước 3: Phát hiện tri thức từ mô hình phân cụm và luật kết hợp

Mô hình phân cụm

Hình 3.2. Giao diện phân cụm dữ liệu điểm đánh giá phòng chống thiên tai.

Từ mô hình phân cụm, ví dụ chọn 3 cụm ta có cụm 1 tâm cụm là 85.5, số phần tử là 193, chiếm tỷ lệ 32.1%, cụm 2 tâm cụm là 19.1, số phần tử là 206, chiếm tỷ lệ 34.3%, cụm 3 tâm cụm là 52.1, số phần tử là 201, chiếm tỷ lệ 33.5%. Dựa vào đây các cấp lãnh đạo có thể chọn ra những trường có khả năng chống chịu thiên tai thấp để đầu tư xây dựng một số hạng mục góp phần giảm thiểu rủi ro khi thiên tai xảy ra.

Mô hình luật kết hợp

Từ mô hình luật kết hợp, phát hiện tri thức về mối quan hệ giữa các thuộc tính liên quan đến thiên tai. Ví dụ luật được trích ra từ mô hình có ý nghĩa như sau:

Mưa, bão xảy ra thì khả năng các trường có đường điện cao thế, hạ thế gần trường học gặp rủi ro là 36.7%

Mưa, bão xảy ra thì khả năng các trường có vị trí cách xa các địa điểm dễ gây nguy hiểm như đê, biển, sông hồ lớn, nhà máy công nghiệp từ 1km trở lên gặp rủi ro là 30.83%

Động đất xảy ra các trường có vị trí chống chịu tốt thì khả năng xảy ra rủi ro là 34.75%

Một phần của tài liệu Ứng dụng khai phá dữ liệu xây dựng hệ thống trợ giúp phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại trường học (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)