Bảng 2.3. Sốlượng cáccuộcthanh tra về quản trị điều hành

Một phần của tài liệu 149 đổi mới hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các tổ chức tín dụng của cơ quan thanh tra giám sát NH luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 49 - 58)

■ Số lượng các cuộc

Đến thời điểm 30/6/2012, NHNN đã tiến hành được 695 cuộc thanh tra, đạt gần 40% so với kế hoạch thanh tra năm 2012. Trong đó, CQTTGSNH thực hiện là 15 cuộc, gồm 7 cuộc thanh tra trên cơ sở rủi ro và 8 cuộc thanh tra tuân thủ; TTGS chi nhánh thực hiện 680 cuộc và đều là các cuộc thanh tra tuân thủ.

Trên thực tế, khi tiến hành các cuộc thanh tra tại chỗ, CQTTGSNH áp dụng quy trình quy trình thanh tra 4 bước: Chuẩn bị thanh tra; Tiến hành thanh tra, kết thúc thanh tra và giám sát việc thực hiện kết luận thanh tra. Trong đó:

Chuẩn bị thanh tra: Đây là khâu chủ yếu thực hiện các việc chuẩn bị nhân sự cho đoàn thanh tra, phân công nhiệm vụ, các thủ tục giấy tờ (xây dựng đề cương kế thoạch thanh tra, dự thảo quyết định thanh tra, công văn yêu cầu TCTD cung cấp thông tin tài liệu....) và trong một số trường hợp cần thiết sẽ tập huấn nghiệp vụ cho các thành viên đoàn thanh tra, tiến hành nghiên cứu tài liệu trước khi tiến hành thanh tra tại đơn vị.

Tiến hành thanh tra: Ở bước này Đoàn thanh tra thực hiện các nội dung sau: (i) Xác định những quy định bắt buộc TCTD phải thực hiện, trong đó lưu ý TCTD được làm, không được làm gì, thời hiệu thi hành của từng quy định, (ii) Thu thập tài liệu, thông tin, chứng cứ phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và kết luận các nội dung được thanh tra. Trên cơ sở đó, thực hiện đánh giá mức độ tuân thủ các quy định của TCTD, mức độ rủi ro mà TCTD đang gặp phải, phát hiện những sơ hở trong cơ

STT Nội dung\ Thời gian Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số lượng các cuộc thanh tra về tổ chức bộ

máy của TCTD

10 13 14

a Tại CQTTGSNH 10 13 14

chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền các biện pháp khắc phục như sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định cho phù hợp, để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; (iii) Đưa ra biện pháp xử lý đối với các vi phạm, các vấn đề cần quan tâm của TCTD (nếu có).

Kết thúc thanh tra: Sau khi kết thúc hoạt động thanh tra tại TCTD, các đoàn viên hoàn thiện báo cáo các nội dung mà mình được phân công thực hiện. Trên cơ sở đó, Trưởng đoàn thanh tra sẽ xây dựng báo cáo kết quả thanh tra trình Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng. Báo cáo kết quả thanh tra bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

+ Kết luận cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra ;

+ Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan , tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có );

+ Ý kiến khác nhau giữa thành viên và trưởng đoàn thanh tra (nếu có );

+ Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng, kiến nghị các biện pháp xử lý. Trưởng đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và khách quan của nội dung kết quả thanh tra.

Trên cơ sở báo cáo kết quả thanh tra, Chánh thanh tra sẽ ra kết luận thanh tra đối với TCTD.

Giám sát thực hiện kết luận thanh tra: Trên cơ sở các kiến nghị tại kết luận thanh tra, các thanh tra viên, giám sát viên phải có trách nhiệm đôn đốc TCTD thực hiện các kiến nghị nêu tại kết luận thanh tra và yêu cầu TCTD định kỳ báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện kiến nghị thanh tra.

2.2.2. Nội dung thanh tra

a. Thanh tra và đánh giá tổ chức bộ máy của TCTD

Trong giai đoạn từ 2009-2011, NHNN đã tiến hành 37 cuộc thanh tra về tổ chức bộ máy của TCTD, cụ thể như sau:

Bảng 2.2. Số lượng các cuộc thanh tra về tổ chức bộ máy của TCTD

Ib Tại TTGS chi nhánh 0 0 0

Số lượng các cuộc thanh tra trên cơ sở rủi ro 0 0 0 Số lượng các cuộc thanh tra tuân thủ 0 0 0

Số lượng các cuộc thanh tra về quản trị điều hành

182 173 207

a Tại CQTTGSNH 25 28 34

Số lượng các cuộc thanh tra trên cơ sở rủi ro 5 12 15 Số lượng các cuộc thanh tra tuân thủ 20 16 19

Ib Tại TTGS chi nhánh 157 145 173

Số lượng các cuộc thanh tra trên cơ sở rủi ro 0 0 0 Số lượng các cuộc thanh tra tuân thủ 157 145 173

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của NHNN [9])

Từ bảng trên cho thấy, số lượng các cuộc thanh tra về tổ chức bộ máy của TCTD từ năm 2009 đến 2011 lần lượt là 10, 13 và 14 cuộc. Trong đó, tất cả các cuộc thanh tra về tổ chức bộ máy của TCTD đều được thực hiện bởi CQTTGSNH và là thanh tra tuân thủ.

Tại thời điểm 30/6/2012, CTTGSNH đã tiến hành được thêm 8 cuộc thanh tra về tổ chức bộ máy của các TCTD. TTGS chi nhánh không tiến hành thanh tra về nội dung này.

Trong các cuộc thanh tra về tổ chức bộ máy của TCTD, CQTTGSNH tiến hành kiểm tra, đánh giá sự phù hợp về cơ cấu tổ chức bộ máy, mạng lưới chi nhánh, sắp xếp và bố trí cán bộ so với quy mô, tính chất và đòi hỏi của hoạt động kinh doanh của TCTD bảo đảm tuân thủ pháp luật, giảm thiểu rủi ro hoạt động và hỗ trợ cho các việc chỉ đạo, điều hành.

b. Thanh tra quản trị, điều hành

Trong giai đoạn từ 2009-2011, NHNN đã tiến hành 562 cuộc thanh tra về quản trị, điều hành, cụ thể như sau:

Bảng 2.3. Số lượng các cuộc thanh tra về quản trị điều hành

hành

năm 2011 của NHNN là 207 cuộc, tăng 34 cuộc (tương ứng tăng 20%) so với năm 2010

và tăng 25 cuộc (tương ứng tăng 14%) so với năm 2009, trong đó:

Tại CQTTGSNH là 34 cuộc, tăng 6 cuộc (tương ứng tăng 21%) so với năm 2010 và tăng 9 cuộc (tương ứng tăng 36%) so với năm 2009. Trong đó, số lượng các cuộc thanh tra trên cơ sở rủi ro là 15 cuộc, tăng 3 cuộc so với năm 2010 và tăng 10 cuộc (tương ứng tăng 300%) so với năm 2009. Như vậy, qua bảng trên có thể thấy số lượng các cuộc thanh tra trên cơ sở rủi ro của CQTTGSNH có xu hướng ngày càng tăng qua các năm.

Tại TTGS chi nhánh là 173 cuộc, tăng 28 cuộc (tương ứng tăng 19%) so với năm 2010 và tăng 16 cuộc (tương ứng tăng 10%) so với năm 2009. Tất cả các cuộc thanh tra tại TTGS chi nhánh đều là thanh tra tuân thủ.

Đến 30/6/2012, số lượng các cuộc thanh tra của NHNN về quản trị điều hành trong 6 tháng đầu năm 2012 là 68 cuộc, trong đó tại CQTTGS là 15 cuộc (gồm 7 cuộc thanh tra trên cơ sở rủi ro và 8 cuộc thanh tra tuân thủ), tại TTGS chi nhánh là 53 cuộc, toàn bộ các cuộc thanh tra đều là thanh tra tuân thủ.

hành các quy định của pháp luật về các tiêu chuẩn, điều kiện đối với các chức danh thành

viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc; xem xét các nghị quyết của Hội

đồng quản trị, hệ thống các văn bản quản lý nội bộ, các quy trình nghiệp vụ có được ban

hành đầy đủ, đúng theo quy định của pháp luật; cơ chế phân cấp uỷ quyền của trách nhiệm của cấp quản lý kinh doanh lý kinh doanh.

Trong các cuộc thanh tra trên cơ sở rủi ro thì ngoài xem xét khía cạnh tuân thủ các quy định pháp luật, việc thanh tra quản trị, điều hành và kiểm soát còn được thanh tra viên đánh giá ở các khía cạnh sau:

- Đối với Hội Đồng quản trị:

+ Đánh giá mức độ hiểu bản chất các rủi ro mà TCTD sẽ gặp phải của HĐQT bởi vì HĐQT có trách nhiệm cao nhất về mức độ rủi ro mà TCTD sẽ phải gánh chịu. Bất kể là tổ chức lớn và phức tạp hay tổ chức nhỏ và truyền thống, các thành viên HĐQT phải hiểu được các hoạt động có rủi ro của TCTD, từ đó thiết lập các chiến lược, chính sách và hạn mức phù hợp.

Thực tế, không thể đòi hỏi các thành viên HĐQT của các TCTD lớn, có nhiều hoạt động phức tạp hiểu rõ toàn bộ các chi tiết trong các hoạt động của TCTD hay hiểu chính xác các cách mà rủi ro được đo lường hay được kiểm soát. Tuy nhiên, họ phải hiểu rõ về các loại rủi ro mà TCTD của họ phải chịu; và phải nhận được các báo cáo MIS định kỳ trong đó nhận dạng quy mô và mức độ của các rủi ro theo cách mà có ý nghĩa đối với họ. Để hoàn thành trách nhiệm này, các thành viên HĐQT phải thực hiện các bước để nắm bắt được các loại rủi ro mà TCTD của họ phải đối mặt, có thể thông qua trao đổi với các kiểm toán viên và các chuyên gia ở trong và ngoài tổ chức.

Thành viên HĐQT của TCTD có các hoạt động kinh doanh truyền thống và ít phức tạp hơn có thể cần ít kiến thức hơn về các giao dịch tài chính phức tạp hay về các

ban hành hoặc ủy quyền ban hành các văn bản nội bộ: Thành viên HĐQT sử dụng các chiến lược và chính sách để chỉ rõ các kế hoạch của TCTD: các mục tiêu tài chính, các sản phẩm, các thị trường và các hoạt động chịu rủi ro.

Các chính sách thường bao gồm các hạn mức an toàn nội bộ với những tham số cụ thể (chẳng hạn như các hạn mức tiền tệ cụ thể, % hạn mức vốn, % hạn mức tài sản) để Ban điều hành thực hiện.

Các hạn mức/giới hạn cần tuân thủ các quy định pháp luật, và phù hợp với các hoạt động chịu rủi ro mà thành viên HĐQT mong đợi.

Các hạn mức nội bộ do HĐQT quy định nên hướng dẫn Ban điều hành thiết lập các mục tiêu và giới hạn cho cấp quản lý thấp hơn.

HĐQT không nhất thiết phải ban hành tất cả các văn bản nội bộ của ngân hàng mà có thể ủy quyền cho Ban Điều hành ban hành các văn bản nội bộ hướng dẫn nghiệp vụ cũng như các văn bản nội bộ khác nhằm hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ đối với các bộ phận của ngân hàng.

Ở nội dung này, Đoàn thanh tra cần phải đánh giá tính đầy đủ, nội dung của chính sách, chiến lược cũng như các văn bản nội bộ do HĐQT ban hành.

+ Định kỳ xem xét chính sách, chiến lược quản lý rủi ro và các hạn mức rủi ro: Trong thực tế, do sự thay đổi của các yếu tố vi mô, vĩ mô mà hoạt động của TCTD có thể không thực hiện đúng như kế hoạch cũng như chiến lược đã đề ra. Do đó, các chính sách, chiến lược và các hạn mức cần được rà soát và phê chuẩn ít nhất là hàng năm hoặc khi có những thay đổi trong định hướng chiến lược hoặc sản phẩm. Trong các cuộc thanh tra về nội dung quản trị điều hành, việc thanh tra viên thông qua rà soát từng lĩnh vực rủi ro cụ thể để đảm bảo rằng một TCTD có HĐQT/BĐH hoạt động tốt là việc các chính sách, chiến lược, hạn mức cần được duy trì và rà soát tối thiểu hàng năm bởi HĐQT.

+ Tiếp nhận thông tin, báo cáo về quản lý rủi ro bao gồm các báo cáo từ hệ thống thông tin quản lý, báo cáo kiểm toán và kiểm soát nội bộ:

Hiểu biết rõ về rủi ro của TCTD và sau khi đã thiết lập các hướng dẫn chính sách và các hạn mức, HĐQT có nghĩa vụ giám sát hoạt động của TCTD. Điều này

được thực hiện thông qua các báo cáo MIS được lập và gửi cho các thành viên HĐQT tại các cuộc họp của HĐQT.

Phần lớn các TCTD đều có các “gói thông tin-MIS” được thiết kế để đảm bảo HĐQT có đầy đủ thông tin. MIS gửi cho HĐQT cần có cái nhìn toàn diện và ở cấp cao đối với hoạt động và thực trạng của TCTD. MIS cần được trình bày một cách dễ hiểu đối với các thành viên HĐQT.

+ Đảm bảo Ban điều hành và nhân viên các cấp hiểu được rủi ro mà TCTD gặp phải cũng như các nguồn lực, phương pháp thích hợp được sử dụng để giải quyết và kiểm soát các rủi ro:

HĐQT cần đảm bảo rằng Ban điều hành hiểu đầy đủ về các loại rủi ro và quản

lý các hoạt động chịu rủi ro. HĐQT chịu trách nhiệm giám sát trực tiếp Ban điều hành.

Thông qua trách nhiệm tối cao đối với TCTD, HĐQT chịu trách nhiệm gián tiếp đối với toàn bộ nhân viên. HĐQT thường thực hiện trách nhiệm này bằng việc tuyển những giám đốc và nhân viên có năng lực và bằng việc thiết lập các chính sách phù hợp cho các nguồn lực ở cấp độ toàn TCTD.

+ Thành lập một số Ban (độc lập với Ban điều hành) nhằm giúp HĐQT thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro:

Thành viên của các Ban này gồm: các chuyên gia am hiểu về rủi ro trong hoạt động ngân hàng; thành viên Ban điều hành. Các ban này có nhiệm vụ giúp HĐQT ban hành chính sách, quy trình quản lý rủi ro; giải pháp phòng chống, xử lý rủi ro khi xảy ra,... Có thể có một số Ban như sau:

* Ban quản lý rủi ro tín dụng: tập trung vào quản lý rủi ro tín dụng; chất lượng tài sản; thẩm định khoản vay lớn, phức tạp.

* Ban quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO): chịu trách nhiệm quản lý rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản.

* Ngoài ra, Ban kiểm soát có trách nhiệm giám sát rủi ro hoạt động và chỉ đạo hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ.

các hạn mức rủi ro:

Ban điều hành thực hiện những chiến lược và chính sách do HĐQT đề ra dưới hình thức các biện pháp kiểm soát và thủ tục hoạt động được thiết kế để thực hiện quản lý rủi ro trong từng hoạt động của TCTD.

Quy trình, thủ tục và hạn mức cần đề cập đến tất cả các hoạt động của TCTD và bao gồm các biện pháp kiểm soát nội bộ phù hợp để đảm bảo rằng mọi giao dịch được thực hiện đúng quy trình, được đánh giá kịp thời và phù hợp với các tham số rủi ro mà HĐQT mong muốn. Thủ tục của Ban điều hành cần đề cập đến những rủi ro gắn liền với từng hoạt động kinh doanh và đảm bảo tuân thủ các hạn mức nội bộ cũng như các quy định pháp luật trong dài hạn cũng như hàng ngày.

+ Thực hiện quy trình quản lý rủi ro phù hợp (nhận biết, đo lường, đánh giá, giám sát; báo cáo và kiểm soát; giảm nhẹ rủi ro):

Ban điều hành cũng chịu trách nhiệm thiết lập và truyền tải nhận thức và nhu cầu về kiểm soát nội bộ hiệu quả và tiêu chuẩn nghề nghiệp phù hợp.

Để đáp ứng các trách nhiệm đó đòi hỏi Ban điều hành của TCTD phải có sự hiểu biết thấu đáo về các hoạt động thị trường ngân hàng - tài chính và có kiến thức chi tiết về các hoạt động mà tổ chức của họ thực hiện, kể cả tính chất của các biện pháp kiểm soát nội bộ cần thiết để hạn chế các rủi ro liên quan.

Thêm nữa, Ban điều hành phải đảm bảo rằng các quy trình và thủ tục quản lý rủi ro, các bộ phận kinh doanh trong hệ thống quản lý rủi ro và hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập rõ ràng, hoạt động hiệu quả, có đầy đủ nguồn vốn và nguồn lực.

+ Cung cấp cho HĐQT những thông tin và báo cáo về rủi ro một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời:

Ban điều hành cũng chịu trách nhiệm thực hiện quy trình báo cáo hiệu quả để đáp ứng các yêu cầu của hệ thống thông tin quản lý cũng như các yêu cầu của HĐQT.

Hệ thống MIS nằm trong hệ thống kiểm soát nội bộ tổng thể, trong đó cung cấp

hệ thống thông tin quản lý của TCTD chính xác, kịp thời và được rà soát trước khi chúng được ruyền đi.

Trên cơ sở xem xét các thông tin về HĐQT, BĐH như đã nêu ở trên, để đánh giá được chất lượng quản lý rủi ro của HĐQT và Ban điều hành của một TCTD,

Một phần của tài liệu 149 đổi mới hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các tổ chức tín dụng của cơ quan thanh tra giám sát NH luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w