Bảng 2.5. Sốlương cáccuộcthanh tra về hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu 149 đổi mới hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các tổ chức tín dụng của cơ quan thanh tra giám sát NH luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 58 - 66)

* HĐQT và Ban điều hành có tích cực tham gia vào việc xây dựng, xem xét và phê chuẩn các chính sách để hạn chế các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động

cho vay,

đầu tư, kinh doanh, và các hoạt động hay sản phẩm quan trọng khác của TCTD?

* HĐQT và Ban điều hành có hiểu rõ và sử dụng các hệ thống báo cáo và lưu trữ hồ sơ phù hợp để đo lường và giám sát các nguồn rủi ro chủ yếu đối với tổ chức?

* TCTD có quy định HĐQT phải kiểm tra và chấp thuận hạn mức rủi ro định kỳ để thích ứng với bất kỳ thay đổi nào trong chiến lược của TCTD, xác định những

sản phẩm mới, và phản ứng đối với những thay đổi trong điều kiện thị trường?

* TCTD có quy định Ban điều hành phải đảm bảo rằng các lĩnh vực kinh doanh của TCTD đang được quản lý và có cán bộ, nhân viên có đầy đủ kiến thức,

Số lượng các cuộc thanh tra về hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ

675 863 887

* TCTD có quy định trước khi bắt đầu một hoạt động kinh doanh mới hoặc giới thiệu một sản phẩm mới đối với TCTD, Ban điều hành cần phải xác định và đánh giá tất cả các rủi ro liên quan đến sản phẩm hoặc hoạt động này và đảm bảo có cơ sở hạ tầng và kiểm soát nội bộ cần thiết để quản lý những rủi ro liên quan?

Việc đánh giá về chất lượng quản trị, điều hành của TCTD còn được xem xét dựa trên kết quả thanh tra đối với từng nghiệp vụ cụ thể (được trình bày ở phần thanh

tra các nội dung định lượng dưới đây), qua đó, Đoàn Thanh tra có thể thấy rõ bức tranh

toàn cảnh về tổ chức và hoạt động của TCTD cũng như các tiềm ẩn rủi ro mà TCTD đang gặp phải trong quá trình hoạt động của mình, từ đó có thể đưa ra các đề xuất, khuyến nghị, kiến nghị đối với TCTD để TCTD có thể kiện toàn bộ máy hoạt động và

có biện pháp xử lý đối với các rủi ro đã được Đoàn Thanh tra cảnh báo.

Thực tế, qua các cuộc thanh tra cho thấy, tại một số TCDT chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát không đáp ứng theo các tiêu chuẩn được quy định; HĐQT không ban hành đầy đủ chiến lược, kế hoạch kinh doanh cũng như các chính sách/ quy trình/thủ tục/hạn mức nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của nghiệp vụ cụ thể. Ở một số các TCTD trong nước, các thành viên quản trị/ điều hành tranh giành quyền lực, lợi dụng quyền hạn mưu lợi cá nhân, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và gây tổn thất vật chất cho ngân hàng, điển hình gần nhất là vụ Ông Vũ Tú, nguyên Tổng Giám đốc của NHTM cổ phần Tiên Phong đã bị bắt vì cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và gây tổn thất vật chất cho ngân hàng; Vụ Ông Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng giám đốc Công ty cho thuê tài chính II Ngân hàng Nông nghiệp (ALC II) lợi dụng chức quyền, cấu kết với ông Đặng Văn Hai - chủ tịch HĐTV công ty TNHH Xây dựng và thương mại Quang Vinh để ký hợp đồng khống mua bán tài sản nhằm rút tiền của nhà nước;...

c. Thanh tra hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ

Bảng 2.4. Số lượng các cuộc thanh tra về hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ của TCTD

Tại TTGS chi nhánh 650 835 853

Số lượng các cuộc thanh tra trên cơ sở rủi ro 0 0 0 Số lượng các cuộc thanh tra tuân thủ 650 835 853

kiểm tra, kiểm soát nội bộ có sự gia tăng qua các năm. Năm 2011 số lượng các cuộ thanh tra về kiểm tra, kiểm soát nội bộ là 887 cuộc, tăng 24 cuộc (tương ứng tăng 3%) so với năm 2010 và tăng 212 cuộc (tương ứng tăng 31%) so với năm 2009. Trong đó, số lượng các cuộc thanh tra tại CQTTGSNH là 34 cuộc, tăng 6 cuộc (tương ứng tăng 21%) so với năm 2010 và tăng 9 cuộc (tương ứng tăng 36%) so với năm 2009, bao gồm 15 cuộc thanh tra trên cơ sở rủi ro và 19 cuộc thanh tra tuân thủ. Số lượng các cuộc thanh tra trên cơ sở rủi ro tại CQTTGSNH có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể: 5 cuộc trong năm 2009, 12 cuộc trong năm 2010 và 15 cuộc trong năm 2011. Bên cạnh đó, tỷ trọng của các cuộc thanh tra trên cơ sở rủi ro trên tổng số lượng các cuộc thanh tra của CQTTGSNH cũng có xu hướng gia tăng (từ 20% năm 2009 đã tăng lên 44% năm 2011).

Đến thời điểm 30/6/2012, số lượng các cuộc thanh tra về kiểm soát, kiểm toán nội bộ NHNN đã tiến hành trong năm 2012 là 376 cuộc. Trong đó, tại CQTTGSNH là 12 cuộc, gồm 5 cuộc thanh tra trên cơ sở rủi ro và 7 cuộc thanh tra trên cơ sở tuân thủ.

Tại CQTTGSNH Trong các cuộc thanh tra tuân thủ, Đoàn thanh tra đã tiến hành kiểm tra mô hình25 28 34

tổ chức và hoạt động theo các quy định của pháp luật như việc phân bố mạng lưới kiểm tra từ hội sở tới tất cả các chi nhánh, sở giao dịch, đơn vị sự nghiệp; tính chuyên trách của bộ máy kiểm soát, kiểm toán nội bộ, tính độc lập của các kiểm tra viên; việc xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, kiểm toán nội bộ và kết quả triển khai chương trình kế hoạch đề ra; xác định sai phạm của ngân hàng mà hoạt động kiểm tra, kiểm toán

nội bộ không phát hiện ra hoặc phát hiện nhưng không kiến nghị xử lý; thái độ của Ban lãnh đạo ngân hàng đối với hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong việc ban hành quy chế hoạt động và tạo các điều kiện cơ sở vật chất cho bộ phận này hoạt động.

Trong các cuộc thanh tra trên cơ sở rủi ro, ngoài việc kiểm tra tính tuân thủ trong hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ, Đoàn thanh tra còn tiến hành đánh giá tính hiệu quả, đầy đủ của các quy trình kiểm soát, kiểm toán nội bộ trên cơ sở xem xét, đánh giá các khía cạnh sau:

* Hệ thống kiểm soát nội bộ có phù hợp với loại và mức độ rủi ro chứa đựng trong mỗi hoạt động của tổ chức do tính chất và phạm vi của chúng?

* Cơ cấu tổ chức của TCTD có phân tách rạch ròi thẩm quyền và trách nhiệm trong việc theo dõi việc tuân thủ các chính sách, thủ tục và hạn mức? * Các cấp độ báo cáo có đảm bảo đủ tính độc lập của các khu vực kiểm soát đối

với các cấp độ kinh doanh; có mức độ phân tách trách nhiệm đầy đủ trong tổ

chức - ví

dụ như trách nhiệm liên quan đến kinh doanh, bảo vệ an ninh, các hoạt động back-

office, hoặc trách nhiệm liên quan đến nguồn gốc khoản vay đối với kế toán. * Cơ cấu tổ chức chính thức có phù hợp với hoạt động nghiệp vụ thực tế?

* Các báo cáo tài chính, hoạt động và báo cáo quản lý có đủ tin cậy, trung thực và kịp thời; trong trường hợp cần thiết, những ngoại lệ cần phải được ghi lại và

tiến hành kiểm tra ngay?

* Có các thủ tục đầy đủ để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật? và rà soát đầy đủ?

* Phạm vi, các thủ tục, phát hiện và các phản hồi đối với các cuộc kiểm toán cũng như các cuộc kiểm tra, rà soát có được lập hồ sơ đầy đủ?

* Những điểm yếu quan trọng phát hiện trong các đợt kiểm toán có được lãnh đạo cấp cao của TCTD quan tâm đúng mức và kịp thời? những hành động của Ban

điều hành nhằm khắc phục những điểm yếu lớn có được thẩm tra và rà soát một cách

khách quan? Ủy ban kiểm toán hoặc HĐQT của TCTD có thường xuyên rà soát kết

quả cũng như hiệu quả của kiểm toán nội bộ và các hoạt động kiểm tra, rà soát khác?

Kết quả các cuộc thanh tra cho thấy, hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại các Tổ chức tín dụng (chủ yếu là các TCTD trong nước) còn mang tính hình thức: tình trạng phổ biến tại các ngân hàng là không đảm bảo mạng lưới kiểm tra, kiểm toán nội bộ; hoạt động không độc lập mang tính hậu kiểm, chưa thực hiện đúng chức năng; thiếu cán bộ kiểm toán còn thiếu và yếu về trình độ; chưa tiến hành kiểm tra định kỳ và toàn diện hoạt động ngân hàng; hoạt động mang tính hình thức, thiếu kiên quyết trong việc kiến nghị Ban lãnh đạo ngân hàng xử lý các yếu kém trong hoạt động.

d. Thanh tra hoạt động tín dụng (cho vay, bảo lãnh, chiết khấu)

Tại TTGS chi nhánh 1.022 1.426 1512

Số lượng các cuộc thanh tra trên cơ sở rủi ro 0 0 0 Số lượng các cuộc thanh tra tuân thủ 1.022 1.426 1.512

Từ bảng số liệu trên cho thấy, trong năm 2011, NHNN đã tiến hành 1546 cuộc thanh tra về hoạt động tín dụng, tăng 92 cuộc (tương ứng tăng 6%) so với năm 2010 và tăng 519 cuộc (tương ứng tăng 51%) so với năm 2009. Trong đó, tại CQTTGSNH là 34 cuộc, tăng 6 cuộc (tương ứng tăng 21%) so với năm 2010 và tăng 9 cuộc (tương ứng tăng 36%) so với năm 2009. Các cuộc thanh tra về hoạt động tín dụng vẫn chủ yếu là thanh tra tuân thủ. Các cuộc thanh tra trên cơ sở rủi ro qua các năm từ 2009-2011 lần lượt là 5 cuộc (chiếm 20% tổng số cuộc thanh tra về hoạt động tín dụng tại CQTTGSNH), 12 cuộc (chiếm 43% tổng số cuộc thanh tra về hoạt động tín dụng tại CQTTGSNH ) và 15 cuộc (chiếm 44% tổng số cuộc thanh tra về hoạt động tín dụng tại CQTTGSNH).

Đến thời điểm 30/6/2012, số lượng các cuộc thanh tra về hoạt động tín dụng của NHNN đã thực hiện trong năm 2012 là 800 cuộc, trong đó: Tại CQTTGSNH là 15 cuộc (gồm 7 cuộc thanh tra trên cơ sở rủi ro và 8 cuộc thanh tra tuân thủ); tại TTGS chi nhánh là 785 cuộc. Các cuộc thanh tra về hoạt động tín dụng tại TTGS chi nhánh hoàn toàn là các cuộc thanh tra tuân thủ.

Trong các cuộc thanh tra tuân thủ: Đoàn Thanh tra đã tập trung xem xét sự biến động tăng, giảm của dư nợ cho vay, dư nợ bảo lãnh qua các thời kỳ; đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng, bảo lãnh của ngân hàng thông qua việc xác định nợ quá hạn, nợ khó đòi. Phân tích nợ quá hạn theo thời gian, khả năng thu hồi, nguyên nhân. So sánh đối chiếu giữa số thực tế kiểm tra và số báo cáo của ngân hàng. Tiếp theo là xác định các vi phạm về quy chế cho vay, bảo lãnh; chiết khấu làm rõ nguyên nhân và quy trách nhiệm cá nhân, đặc biệt đối với những vi phạm dẫn đến các khoản nợ khó hoặc không có khả năng thu hồi gây thất thoát vốn cho ngân hàng.

Trong các cuộc thanh tra trên cơ sở rủi ro: Ngoài các nội dung trên, Đoàn thanh tra còn xem xét các nội dung:

- Đánh giá việc giám sát của HĐQT/BĐH đối với rủi ro tín dụng thông qua việc xem xét HĐQT có thiết lập các chiến lược cho TCTD (các kế hoạch ngắn hạn, chiến lược dài hạn; thị trường mục tiêu; khách hàng mục tiêu; sản phẩm mục tiêu...), khẩu vị rủi ro, các tài sản mà TCTD sẽ nắm giữ cũng như định ra các tham

số hướng dẫn Ban điều hành trong các hoạt động hàng ngày? Chủ tịch HĐQT có giám sát hoạt động của TCTD qua việc theo dõi các kết quả từ các báo cáo cấp cao, các thành viên nhận các báo cáo từ bộ phận kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập, và NHNN. Ngoài việc thiết lập chiến lược, giám sát tổng thể rủi ro tín dụng, HĐQT có giám sát và quản lý các khoản cho vay phức tạp và có số tiền lớn hoặc cho vay nội bộ hay không? Bên cạnh đó, sự giám sát của HĐQT trong hoạt động tín dụng còn được thể hiện ở việc HĐQT có thiết lập chính sách có tính chiến lược về rủi ro tín dụng của TCTD hay không? Bởi vì, thông qua chiến lược tín dụng (chính sách tín dụng cấp cao), HĐQT sẽ đưa ra các yêu cầu rõ ràng về: Trách nhiệm giám sát các danh mục có rủi ro tín dụng; Các loại cho vay, cam kết, bảo lãnh ... mà TCTD sẽ cấp hoặc không cấp cho khách hàng; Người vay, khách hàng mà TCTD muốn quan hệ hoặc không muốn quan hệ, những hoạt động kinh doanh mà TCTD muốn thực hiện hoặc không muốn thực hiện; Mức độ chấp nhận rủi ro của TCTD (thường thể hiện qua: Các tài sản đảm bảo có thể được chấp nhận; Giới hạn cho vay tối đa trên giá trị tài sản đảm bảo; Mức tín dụng tối đa; Kỳ hạn tín dụng tối đa; Các yêu cầu về báo cáo và phê duyệt đối với những trường hợp ngoại lệ so với chiến lược; Cơ cấu tài sản có (tỷ trọng so với tổng tài sản) mà TCD muốn duy trì);

- Đánh giá quy trình/chính sách/thủ tục/hạn mức tín dụng bằng cách xác định các loại trạng thái rủi ro tín dụng của TCTD sau đó kiểm tra và đánh giá mức độ phù hợp của các chính sách, thủ tục cho mỗi loại rủi ro lớn. Ví dụ: TCTD nhỏ thường có xu hướng tập trung cao hơn các TCTD lớn. Khi đó các chính sách và thủ

Một phần của tài liệu 149 đổi mới hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các tổ chức tín dụng của cơ quan thanh tra giám sát NH luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w