2. 3 Khiếu kiện quyết định hành chính hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai ( Khoản 5 Điều 11 ).
NƯỚC TA HIỆN NAY.
Để xây dựng một hệ thống Pháp luật về khiếu nại, tố cáo một cách đồng bộ, toàn diện có hệ thống đồng thời cần phải hoàn thiện hệ thống toà án cả về tổ chức lẫn Tài phán hành chính ở nước ta trong giai đoạn hiện nay cần phải giải quyết những vấn đề sau:
Pháp luật là một phạm trù chủ quan, phản ánh hiện thực khách quan. Sự phản ánh đó xuất phát từ đòi hỏi của đời sống hiện thực không thể cao hơn trình độ phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Pháp luật có sự phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan thì mới Điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội và mới được xã hội chấp nhận.
Tính khách quan trong hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm Pháp luật cũng đòi hỏi phải khắc phục phù hợp với trình độ nhận thức hiểu biết Pháp luật của Nhân dân , giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa nhu cầu hoàn thiện hệ thống Pháp luật theo những quy luật nội tại của nó với nhu cầu Điều chỉnh Pháp luật của cuộc sống.
3. 2 Hoàn thiện mở rộng thẩm quyền của Toà án hành chính.
Những vấn đề thẩm quyền xét xử của toà án hành chính, Điều kiện để thụ lý giải quyết khiếu nại theo con đường toà án và cơ chế Tài phán hành chính cũng là một trong số những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng toà án hành chính hiện nay còn ít việc. Do vậy, cần phải nghiên cứu chuyển dần giải quyết khiếu nại hành chính sang toà án hành chính theo hướng mở rộng thẩm quyền của toà án hành chính, không chỉ bó hẹp thẩm quyền như quy định tổng 9 vấn đề được khiếu kiện của Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án hành chính.
Nên sửa đổi bổ sung Luật khiếu nại, tố cáo về thẩm quyền trình tự, thủ tụcgiải quyết khiếu nại hành chính, hành vi hành chính theo hướng một vụ việc khiếu nại được được giải quyết ở hai cấp hành chính : cơ quan có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện là cấp có thẩm quyền giải quyết lần đầu, cơ quan cấp trên trực tiếp giải quyết lần tiếp theo. Nếu người khiếu nai không đông ý thì khởi kiện tại toà hành chính. Đồng thời cần sửa đổi Điều kiện để đơn khiếu kiện được thụ lý đơn giản hơn, tạo Điều kiện cho người khởi kiện trước toà theo hướng cải cách thủ tục tư pháp.
3. 3 Xây dưng vầ tăng cường đội ngũ cán bộ, thẩm phán hành chính. Tuy toà hành chính đã đi vào hoạt động được hơn 6 năm nhưng ở nhiều địa phươngvấn đề tổ chức vẫn chưa thực sự ổn định như các toà hành chính ở vùng sâu, vùng xa trang thiết bị cơ sở vật chất tối thiểu để phục vụ xét xử vẫn còn tạm bợ thiếu tập trung. Tình trạng thẩm phán kiêm nghiệm đây cũng là mọt nguyên nhândẫn đếnhoạt động xet xử chưa đạt được hiểu quả cao.
Do đó cần phải xây dựng và tăng cường đội ngũ cán bộ thẩm phán là một trong những nội dung cải cách tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt có trình độ thực sự để giải quyết khiếu nại có hiệu quả cao. bên cạnh đó phải tập trung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ băng nhiều hình thức đào tạo tập trung, đào tạo ngắn hạn . . . để không ngừng nâng cao trình độ.
3. 3 Trước những vấn đề bất cập ở trên vấn đề nghiên cứu tổ chức hoạt động và thẩm quyền xét xử của TAND là một vấn đề cấp bách. Qua đó mạnh dạn đưa ra những phương án:
Phương án 2: Thiết lập cơ quan Tài phán hành chính thuộcToà án Nhân dân cấp tỉnh và Toà án Nhân dân tối cao . Thẩm quyền xét xử hành chính được phân định theo cấp như sau:
-Toà án Nhân dân cấp huyện có thẩm quyền các vụ án hành chính: -Toà án Nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền các vụ án hành chính:
Xét xử sơ thẩm những vụ án thuộc thẩm quyền của toà án hành chính mà TAND cấp tỉnh lấy lên để xét xử.
Xét xử phúc thẩm những bản án mà chưa có hiệu lực Pháp luật thuộc thẩm quyền của toà hành chính khi có kháng cáo, kháng nghị.
-Toà án Nhân dân tối cao:
Xét xử sơ thẩm những vụ án thuộc thẩm quyền của toà hành chính khi mình lấy lên xét xử.
Uỷ ban thẩm phán xét xử phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực Pháp luật của toà án cấp dưới khi có kháng cao, kháng nghị.
Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án đã có hiệu lực Pháp luật khi có kháng cáo, kháng nghị.
Hội đồng thẩm phán TANDTC có thẩm quyền Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án đã có hiệu lực Pháp luật của Uỷ ban thẩm phán khi có kháng nghị.
Phương án 1: Để làm tốt chức năng giải quyết các vụ án hành chính, việc xây dựng một cơ chế Tài phán hành chính đơn giản, hiệu quả là cần thiết. Nên chăng cần phải xây dựng cơ quan Tài phán hành chính trực thuộc Chính phủ để giải quyết khiếu kiện của Nhân dân , còn hệ thống Toà án Nhân dân vẫn có vai trò trong việc giải quyết các vụ án hành chính nhưng ở cấp Giám đốc thẩm và chỉ tập trung vào những vấn đề tố tụng hơn là vấn đề thuộc về nội dung chuyên môn.