CƠ CẤU TỔ CHỨC, ĐỐI TƯỢNG, THẨM QUYỀN VÀ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Đề tài "Tài phán hành chính Việt nam" pdf (Trang 30 - 38)

1. 3 1Khiếu nại tố cáo và thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo ở Việt nam.

CƠ CẤU TỔ CHỨC, ĐỐI TƯỢNG, THẨM QUYỀN VÀ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM.

2. 1 Cơ cấu tổ chức, đối tượng, thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính.

2. 1. 1 Cơ cấu tổ chức Tài phán hành chính ở Việt nam.

Ở nước ta hiện nay cơ quan xét xử hành chính không tổ chức thành toà hành chính độc lập mà là các toà chuyên trách trong hệ thống TAND. Tại

Điều 1 Luật Tổ chức TAND - 2002 có quy định: “ TANDTC, các TAND địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định là cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN.

Toà án xét xử những vụ án hình sự, dân sự , hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của Pháp luật. ”

Như vậy, xét xử hành chính do TAND các cấp sau thực hiện: Toà án Nhân dân tối cao.

Toà án Nhân dân cấp tỉnh. Toà án Nhân dân cấp huyện.

2. 1. 1. 1. Cơ cấu tổ chức xét xử hành chính TANDTC.

Toà án Nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của Nhà nước CHXHCNVN theo Khoản 2 Điều 18 Luật Tổ chức TAND, có cơ cấu tổ chức xét xử hành chính TANDTC như sau:

Hội đồng thẩm phán TANDTC. Toà phúc thẩm TANDTC. Toà hành chính TANDTC.

TANDTC có chức năng xét xử những vụ án hành chính theo quy định của Pháp luật thẩm quyền được quy định như sau:

- Hội đồng thẩm phán TANDTC là cơ quan xét xử cao nhất theo thủ tục Giám đốc thẩm, tái thẩm. Có thẩm quyền Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực Pháp luật của TA phúc thẩm, toà hành chính TANDTC khi bị kháng nghị ( Điểm a Khoản 1 Điều 22 Luật Tổ chức Toà án Nhân dân ).

2. 1. Đối tượng của Tài phán hành chính. 2. 1. 1. Quyết định hành chính.

Dưới góc độ của luật tố tụng hành chính và nghành khoa học luật tố tụng hành chính, quyết định hành chính có khái niệm khác với khái niệm quyết định hành chính theo luật hành chính. Ngay cả những nước có luật hành chính phát triển như: Pháp, CHLB Đức. . coi luật tố tụng hành chính chỉ là bộ phận của luật hành chính thì khái niệm quyết định hành chính theo tố tụng hành chính vẫn có sự phân biệt với khái niệm quyết định hành chính theo luật hành chính. .

Nhìn chung trên TG, khái niệm quyết định hành chính theo luật tố tụng hành chính giữa các nước không đồng nhất với nhau tuỳ thuộc vào tính chất nền Tài phán và đặc biệt là đối tượng xét xử của quyền Tài phán mà các nước có quna niệm quyết định hành chính theo luật tố tụng hành chính tương ứng với phạm vi và đặc tính của đối tượng đó. Như ở Pháp quyết định hành chính thuộc đối tượng xét xử hành chính không chỉ là các quyết định hành chính quy phạm.

Có nước chỉ coi quyết định hành chính trong tố tụng hành chính bằng hành động. Nhưng cũng có nước xem xét quyết định hành chính tuỳ thuộc đối tượng xét xử hành chính chỉ là những quyết định hành chính cá biệt bằng văn bản, thậm chí chỉ một số quyết định hành chính trong một số lĩnh vực nhất định chứ không phải trong mọi lĩnh vực của hoạt động tư pháp.

Theo luật tố tụng hành chính Việt nam, quyết định hành chính thuộc đối tượng xét xử hành chính được xác định trên cơ sở phương pháp liệt kê chỉ những loại quyết định hành chính nào có liên quan trực tiếp đến quyền lực, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và được quan tâm chú ý nhiều hơn hay bị khiếu kiện với khối lượng nhiều.

Với ý nghĩa như vậy, Luật tố tụng hành chính Việt nam định nghĩa quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước

được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính. 1( Xem Khoản 10 Điều 2 Luật khiếu nại và tố cáo, Luật số 09/1998/QH10; Khoản 3 Điều 1 Pháp luật sửa đổi bổ sung một số Khoản của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ hành chính ).

Quyết định hành chính phải do cơ quan hành chính Nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước ban hành như: Chính phủ, Các bộ và cơ quan ngang bộ. . ( ở TW), uỷ ban Nhân dân các cấp, các sở, phòng, ban. . . ( ở địa phương ). Do yêu cầu đảm bảo chức năng hoạt động hoặc lý do thuộc về tổ chức nội bộ cơ quan hoặc được trao quyền thực hiện một quyền năng hành chính cụ thể nào đó mà cơ quan này cũng có thể ban hành một số quyết định hành chính như: Toà án ra quyết định xử phạt hành chính trong trường hợp vị phạm hành chính, cản trở hoạt động xét xử của Toà án. . . cho nên, cơ quan hành chính ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ bao gồm các cơ quan chức năng cơ bản là quản lý hành chính mà cả các cơ quan có thẩm quyền quản lý hành chính trong một số lĩnh vực hoặc từng trường hợp nhất định ( quyền bổ nhiệm công chức, quyền tuyển dụng, quyền dự toán. . . )

Chính vì vậy, luật tố tụng hành chính quan niệm các quyết định hành chính của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, văn phòng Quốc hội, văn phòng chủ tịch nước, TAND, VKSND nếu bị khởi kiện vụ án hành chính, được coi là đối tượng xét xử của TAND.

- Theo Điều 11 Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số Điều PLTTGQCVA HC khi những quyết định hành chính cụ thể ở các lĩnh vực sau thuộc thẩm quyền giải quyết của TA.

+ Quyết định hành chính trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở công trình, vật kiến trực kiên cố khác.

+ Quyết định hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính với một trong các hình thức: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính.

+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức giữ chức vụ từ vụ trưởng và tương đương trở xuống;

+ Quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai.

+ Quyết định trong việc cấp giấy phép, thu hồi giấy phép xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh.

+ Quyết định hành chính trong việc thu thuế, truy thu thuế.

+ Quyết định hành chính trong việc trưng dụng, trưng mua, tịch thu tài sản.

+ Quyết định hành chính trong việc thu phí, lệ phí. + Các quyết định khác theo quy định của Pháp luật.

Như vậy, những quyết định hành chính mà Pháp luật không quy định thuộc lĩnh vực ( đối tượng ) xét xử hành chính thì không coi là quyết định hành chính theo luật tố tụng hành chính Việt nam. 1 Xem Khoản 5 Điều 1 Pháp lệnh số 10/1998 / PL -UBTVQH10).

Quyết định hành chính cá biệt được hiểu là chỉ áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính. Nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện.

Đối tượng áp dụng của quyết định là cá nhân hoặc tổ chức có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan trực tiếp và được ghi nhận trong nội dung của quyết định. VD: một người bị cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép sản xuất kinh doanh có thể khởi kiện yêu cầu toà án huỷ bỏ quyết định thu hồi

giấy phép của mình; trái lại không phải bất cứ người khởi kiện nào cũng đều là đối tượng áp dụng của quyết định. Chẳng hạn, cấp có thẩm quyền quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho một người nhưng nếu thực hiện quyết định này sẽ gây thiệt hại đến quyền lợi của người khác( quyền sử dụng đất hợp pháp ) do đó người này có thể kiện đòi hỏi huỷ bỏ quyết định cho phép sử dụng đất trên chứ không phải là người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( đối tượng áp dụng của quyết định ) khởi kiện.

Như vậy, đối với đối tượng áp dụng, quyết định hành chính sẽ dẫn tới tình trạng làm phát sinh thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ cụ thể như:

- Được hưởng quyền, lợi ích. - Gánh vác một nghĩa vụ bổ sung.

- Tước bỏ hoặc hạn chế một hoặc môt số quyền, lợi ích.

Quyết định hành chính lần đầu: vấn đề này, hiện chưa được quy định cụ thể trong văn bản Pháp luật về tố tụng hành chính. Song có thể căn cứ vào hướng dẫn của TANDTC để xác định hành chính lần đầu.

Quyết định được ban hành lần đầu tiên bởi cơ quan hành chính Nhà nước hoặc người có thẩm quyền của cơ quan hành chính Nhà nước. Sau khi đã thành quyết định hành chính lần đầu tiên mà bị khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo, cơ quan Nhà nước hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo đã ra quyết định huỷ quyết định hành chính lần đầu giao về giải quyết lại và cơ quan Nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính lần đầu lại ra quyết định mới thì quyết định mới này vẫn được coi là quyết định hành chính lần đầu.

Khi giải quyết việc khiếu nại đối với quyết định hành chính lần đầu, cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo ra một quyết định trong đó có nội dung hoàn toàn mới hoặc làm phát sinh thềm quyền và

nghĩa vụ của người chấp hành quyết định thì trong trường hợp này được coi là quyết định hành chính lần đầu.

2. 1. 2. Hành vi hành chính.

Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật bị khiếu nại.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính ( người giải quyết khiếu nại ) do Luật Khiếu nại, tố cáo quy định, gồm: Chủ tịch UBND các cấp; Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở; Bộ Trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ; Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ.

Các hành vi hành chính diễn ra trên tất cả những lĩnh vực hoạt động quản lý hành chính Nhà nước được quy định tại Điều 11 pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số Điểu Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính là đối tượng xét xử hành chính.

Hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở công trình, vật kiến trúc kiên cố khác.

Hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính với một trong các hình thức: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính.

Hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai.

Hành vi hành chính trong việc cấp giấy phép, thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh.

Hành vi hành chính trong việc trưng dựng, trưng mua, tịch thu tài sản. Hành vi hành chính trong việc thu thuế, trưng thu thuế.

- Hình thức và thủ tục khiếu nại hành chính:

Hình thức khiếu nại được biểu hiện bằng đơn hoặc trình bày khiếu nại ( tự trình bày hoặc thông qua người đại diện ) để người có trách nhiệm ghi chép lại. . .

2. 1. 3 Quyết định kỷ luật: là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của Pháp luật về cán bộ, công chức ( Xem Khoản 12 Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo. )

2. 2. Thẩm quyền xét xử hành chính của TAND.

Trước một quyết định hành vi, hành vi hành chính trái Pháp luật xâm hại quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của công dân có quyền khởi kiện tại toà án có thẩm quyền yêu cầu toà án xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính đều thuộc thẩm quyền xét xử của TA. Do vậy, để bảo đảm sự thuận tiện, tiết kiệm về mặt thời gian và tiền của của công dân trong việc bảo vệ các quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của họ cần xác định công dân có quyền khiếu kiện tại toà án, những loại quyết định hành chính hành vị hành chính nào. và nếu khiếu kiện thì toà án nào sẽ là toà án có thẩm quyền giải quyết.

Mỗi một cơ quan Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ của mình đều phải hoạt động trong phạm vi thẩm quyền mà Nhà nước giao phó, tuyệt đối không lạm quyền hoặc xâm phạm đến thẩm quyền cơ quan Nhà nước khác. Sự phân định thẩm quyền này là hoàn toàn cần thiết, là Điều kiện để bảo đảm cho hoạt động của Bộ máy Nhà nước được diễn ra bình thường, đạt hiệu quả cao và bảo đảm quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của công dân trong đó cơ quan xét xử - Toà án Nhân dân .

Để đảm bảo quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đã được sửa đổi, bổ sung quy định thẩm quyền chung của TAND các cấp đối với các vụ khiếu kiện hành chính như sau.

Một phần của tài liệu Đề tài "Tài phán hành chính Việt nam" pdf (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w