Nhóm phẫu tích

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI PHẪU VÙNG EO NHĨ VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA MẠN CÓ TÚI LÕM (FULL TEXT) (Trang 40 - 46)

2.1.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp cắt ngang, mô tả hàng loạt ca.

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu

Là 44 tai, của 22 xác (11 nam và 11 nữ) người Việt trưởng thành, đã được xử lý đúng qui trình tại bộ môn Giải phẫu học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.3. Thời gian v địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2020, tại bộ môn Giải phẫu học, Khoa Y, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

Hình 2.1: Phẫu tích eo nhĩ trên xác (từ nghiên cứu)

2.1.4. Cỡ mẫu nghiên cứu

Chọn mẫu thuận tiện là 44 tai của 22 xác, hội đủ những điều kiện sau:

a. Tiêu chuẩn chọn mẫu

- Xác người Việt, dân tộc Kinh, trưởng thành, > 18 tuổi. - Có giải phẫu bệnh xương chũm bình thường.

- Đã xử lý đúng qui trình tại bộ môn Giải phẫu học, Đại học Y Dược Tp HCM.

b. Tiêu chuẩn loại trừ

- Xác xử lý chưa đủ qui trình. - Có bệnh lý về tai.

- Đã can thiệp phẫu thuật tai.

- Dị dạng bẩm sinh vùng đầu mặt cổ. - Chấn thương vùng đầu, vùng thái dương.

2.1.5. Xác định biến số độc lập, phụ thuộc

- Tuổi: tuổi = năm mất - năm sinh. - Giới: giá trị nam hay nữ.

- Tai nghiên cứu: giá trị tai (P), tai (T).

- Chiều dài thượng nhĩ: khoảng cách từ mặt trước dây chằng đe sau-trong đến gờ xương giới hạn trước của thượng nhĩ trước (gờ Cog).

- Chiều rộng thượng nhĩ: khoảng cách từ bờ ngoài đến bờ trong thượng nhĩ, ngang qua khớp búa-đe, vuông góc với trục búa-đe.

- Chiều dài eo nhĩ: khoảng cách từ điểm giữa của cân cơ căng nhĩ đến điểm giữa của mặt trước dây chằng đe sau-trong.

- Chiều rộng eo nhĩ: khoảng cách từ mặt trong khớp búa-đe đến thành trong của tai giữa, vuông góc với trục búa-đe.

- Chiều sâu eo nhĩ:

+ Chiều sâu eo nhĩ trước: khoảng cách từ giữa cơ căng nhĩ đến bờ trước của khớp đe-đạp.

+ Chiều sâu eo nhĩ sau: khoảng cách từ giữa bờ trước dây chằng đe sau- trong đến mặt trên cân cơ bàn đạp, sát lồi tháp.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước của eo nhĩ:

+ Ống bán khuyên ngoài: là khoảng cách ngắn nhất từ phần lồi nhất của OBK ngoài đến mặt trong thân xương đe.

+ Ống thần kinh mặt: là khoảng cách ngắn nhất từ phần lồi nhất của ống thần kinh mặt đến mặt trong thân xương đe.

+ Hố đe: là khoảng cách từ mặt trong mấu ngắn xương đe đến thành trong eo nhĩ, ngay bờ trước dây chằng đe sau-trong.

- Các biến số liên quan đến kích thước eo nhĩ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Không lồi: thành trong thượng nhĩ phẳng.

- Lồi: ống bán khuyên ngoài lồi ra ở thành trong thượng nhĩ. + Đoạn 2 thần kinh mặt: Giá trị lồi và không lồi.

- Không lồi: thành trong thượng nhĩ phẳng. - Lồi: ống Fallop lồi ra ở thành trong thượng nhĩ. - Các nếp liên quan đến eo nhĩ

+ Nếp đe trong: là nếp niêm mạc từ mấu dài xương đe đến cân cơ bàn đạp. Giá trị có, không.

+ Nếp cân cơ căng nhĩ: là nếp niêm mạc từ cân cơ căng nhĩ nối với các thành ngoài, trong và trên của thượng nhĩ. Giá trị có, không.

 Có, hoàn toàn: nếp màng kín, ngăn cách hoàn toàn thượng nhĩ trước với thượng nhĩ sau.

 Có, không hoàn toàn: nếp màng chỉ có 1 phần, vẫn thông giữa thượng nhĩ trước và thượng nhĩ sau.

2.1.6. Phương pháp v công cụ đo lường, thu thập số liệu a. Phương pháp và công cụ đo lường

- Bộ dụng cụ phẫu tích xương thái dương và vi phẫu tích tai

Bộ phẫu tích xương thái dương

Bộ vi phẫu tích tai

- Máy hút, ống hút, bơm tiêm để bơm nước. - Kính vi phẫu hiệu Karz Zeiss.

Hình 2.3. Kính vi phẫu và máy hút - Khoan điện hiệu ESCORT, 35.000 vòng/phút.

- Các mũi khoan phá, khoan mài, đủ kích cỡ từ 0.5 mm đến 4 mm. - Dụng cụ đo đạc, đơn vị đo là mm, đã được kiểm định.

- Máy quay phim để ghi hình và chụp hình hiệu Amscope - Máy vi tính để lưu hình ảnh.

Khoan điện và mũi khoan Dụng cụ đo

Máy quay phim hiệu Amscope Thước đo

b. Thu thập số liệu

Số liệu thu thập, được ghi vào phiếu theo dõi phẫu tích của từng xác.

2.1.7. Qui trình nghiên cứu a. Cắt hộp sọ bộc lộ đáy sọ

- Dùng khoan điện, cắt tròn xương sọ, dưới bờ trên của vành tai khoảng 1 cm. - Lấy nắp sọ để ra ngoài.

- Cắt cuống não, lấy não để ra ngoài, bộc lộ toàn bộ đáy xương sọ.

Hình 2.5. Đáy sọ (từ nghiên cứu) - Xác định xương đá.

- Xác định lồi cung (lồi OBK trên), là phần xương gồ lên ở gần phần giữa, mặt trước xương đá.

b. Xác định vị trí khoan đáy sọ

- Kẻ đường thẳng thứ nhất vuông góc với bờ tự do xương đá, tiếp tuyến với bờ ngoài lồi cung.

- Kẻ đường thẳng thứ hai vuông góc với đường trên, tiếp tuyến bờ trước lồi cung, chia mặt xương đá thành 4 phần: trước-ngoài; trước-trong; sau-ngoài; sau-trong.

- Vị trí khoan vào thượng nhĩ là 1/4 trước-trong, sát điểm giao 2 đường trên.

Vị trí khoan ở 1/4 trước-trong

Hình 2.6. Lồi cung và vị trí khoan vào thượng nhĩ (từ nghiên cứu) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Nguồn: Đang Thi My T”

c. Khoan bộc lộ thượng nhĩ

- Dùng khoan điện, mũi kim cương, đường kính 2 hay 3 mm, khoan mỏng ở 1/4 trước-trong của xương đá. Khoan từ từ và chậm vì mảnh xương trần thượng nhĩ rất mỏng, bộc lộ niêm mạc trần thượng nhĩ sau.

- Dùng kéo vi phẫu cắt nhẹ niêm mạc trần thượng nhĩ sau.

- Khoan mở rộng thượng nhĩ, xác định thân xương đe và đầu xương búa. - Khoan mở rộng toàn bộ thượng nhĩ trước.

- Khoan bỏ các gờ xương, bộc lộ toàn bộ thượng nhĩ.

Hình 2.7. Khoan 1/4 trước-trong của lồi cung (từ nghiên cứu)

“Nguồn: Đang Thi My T”

2.1.8. Phương pháp phân tích dữ liệu

Các số liệu thu thập, được nhập và xử lý bằng phần mềm thống kê IBM/SPSS 20.0; có sử dụng các phép kiểm để kiểm định thống kê.

2.1.9. Đ o đức nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu phẫu tích xương thái dương thực hiện trên xác tại bộ môn Giải phẫu học, được Hội đồng Y Đức Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh thông qua.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI PHẪU VÙNG EO NHĨ VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA MẠN CÓ TÚI LÕM (FULL TEXT) (Trang 40 - 46)