ĐCSVN, Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Hà Nội 2006, tr 15 tr 16.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp trong tác phẩm “đấu tranh giai cấp ở pháp 1848 1850” của mác ý nghĩa trong cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay (Trang 31 - 32)

Mặt khác, không ngừng bổ sung phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin nói chung, lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp trong tình hình hiện nay một cách sáng tạo và phù hợp. Bàn về vấn đề này, chính Mác và Ăngghen cũng đã cảnh báo: “Lý luận của chúng tôi không phải là một giáo điều, mà là sự giải thích quá trình phát triển, quá trình này bao hàm trong bản thân nó một loạt những giai đoạn kế tiếp nhau”44. Lênin cũng đã chỉ ra rằng: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”45. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tiếp: “...Nói cách khác chủ nghĩa Mác sẽ còn đúng cả ở đó. Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được”46.

Với cách nhìn nhận khoa học, Đảng ta đã xác định: bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa để đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất đúng, phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, phù hợp với xu thế thời đại ngày nay. Mặc dù đó là con đường khó khăn phức tạp, lâu dài, phải trải qua nhiều bước trung gian quá độ, việc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là quyết định đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta. Bởi vì, nước ta bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, thực chất là một kiểu phát triển “rút ngắn”, nhưng vẫn tôn trọng quá trình phát triển

44C. Mác và Ph. Ănghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.1999, tập 36, tr 785.

45V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M.1978, tập 4, tr 232.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp trong tác phẩm “đấu tranh giai cấp ở pháp 1848 1850” của mác ý nghĩa trong cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay (Trang 31 - 32)