Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001, Tập 1, tr 6.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp trong tác phẩm “đấu tranh giai cấp ở pháp 1848 1850” của mác ý nghĩa trong cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay (Trang 32 - 34)

lịch sử tự nhiên, không được chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn. Đó là sự quá độ gián tiếp đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là việc rút ngắn “những cơn đau đẻ kéo dài” nghĩa là rút ngắn giai đoạn và bước đi của tiến trình lịch sử lên chủ nghĩa xã hội. Cho nên, chúng ta phải biết sử dụng, thậm chí tạo điều kiện cho một số nhân tố tư bản đã có hoặc chưa có ở nước ta phát triển trong quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội, đó là sự bỏ qua có kế thừa, chọn lọc, đồng thời cũng là tôn trọng quy luật vận động khách quan của xã hội nước ta. Chúng ta bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, bỏ qua chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa...mặt khác chúng ta lại tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là về khoa học công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đặt nền móng cho chủ nghĩa xã hội. Để bỏ qua cần phải thiết lập chuyên chính vô sản, xây dựng nhà nước pháp quyền, nhưng bản chất phải là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đồng thời phải mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế, nhất là trao đổi về khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại, chống khép kín, bế quan toả cảng...song phải giữ được bản sắc của dân tộc, hoà nhập nhưng không hoà tan, đổi mới chứ không đổi màu. Đặc biệt là về chính trị, phải giữ vững quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, chống đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập...

Bàn về vấn đề đường lối chính trị, Lênin viết: “Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, song, chính trị không thể không chiếm

địa vị hàng đầu so với kinh tế”47. Chủ tịch Hồ Chí Minh với thế giới quan duy vật biện chứng, Người đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản. Người chỉ rõ: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác- Lênin”48. Hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam không những đánh giá cao vai trò lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin mà còn khẳng định chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của toàn dân tộc Việt Nam và qua thực tiễn hơn 75 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa cách mạng Việt Nam giành thắng lợi hoàn toàn chấm dứt ách đô hộ hàng nghìn năm của chế độ phong kiến, hàng trăm năm của các thế lực thực dân cũ và mới đưa đất nước thống nhất, giang sơn thu về một mối, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Qua hơn 20 năm đổi mới chẳng những đất nước Việt Nam đứng vững không bị sụp đổ mà còn đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và phát triển đi lên. Đó đã góp thêm một bằng chứng hùng hồn về sức sống và giá trị thời đại của chủ nghĩa Mác- Lênin khi mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã bám sát thực tiễn, không ngừng bổ sung lý luận phù hợp với thực tiễn đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên- điều đó càng khẳng định bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

47V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M.1976, tập 42, tr 349- tr 350.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp trong tác phẩm “đấu tranh giai cấp ở pháp 1848 1850” của mác ý nghĩa trong cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay (Trang 32 - 34)