BIỂU 04: BẢNGXẾPHẠNGDOANHNGHIỆPCỦA CIC

Một phần của tài liệu Tiểu luận - Xếp hạng tín dụng pdf (Trang 46 - 49)

Sốđiểm Ký hiệu xếp hạng

Nội dung

181-200 AAA Doanh nghiệp hoạt động rất tốt, hiệu quả cao triển vọng phát triển rất tốt.

161-180 AA Doanh nghiệp hoạt động rất tốt, hiệu quả cao triển vọng phát triển rất tốt. Rủi ro thấp

141-160 A Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có tiềm năng phát triển, Rủi ro thấp

121-140 BBB Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính ít có vấn đề, có tiềm năng phát triển, Rủi ro thấp

101-120 BB Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, có hạn chế nhất định về nguồn lực tài chính và cónhững nguy cơ tiềm ẩn. Độ rủi ro bắt đầu đáng lưu tâm.

81-100 B Doanh nghiệp hoạt động chưa đạt hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính thấp, có nguy cơ tiềm ẩn. Độ rủi ro trung bình

61-80 CCC Doanh nghiệp hoạt động chưa đạt hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính thấp, có nguy cơ tiềm ẩn. Độ rủi ro trung bình kém

41-60 CC Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thấp, tài chính yếu kém, thiếu khả năng tự chủ về tài chính. Độ rủi ro cao

Dưới 41 C Doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, tình hình tài chính yếu, không có khả năng tự chủ tài chính, có nguy cơ phá sản. Rủi ro cao

Quá trình xếp hạng này có những ưu điểm nhất định nhưđơn giản, dễ thực hiện, nhưng bên cạch đó còn rất nhiều hạn chế.

Thứ nhất, phương pháp này có tính chủ quan, chủ yếu phụ thuộc vào việc đánh giá các doanh nghiệp do những nhà phân tích chuyên làm nhiệm vụ xếp hạng thực hiện. Các nhà phân tích sử dụng tất cả nhưng thông tin có thể thu thập được về doanh nghiệp. Những thông tin này có thể từ nguồn công khai hoặc từ những nguồn có tính chất riêng tư. Tuy nhiên, nhà phân tích cho điểm các thông tin đầu vào một cách chủ quan để phục vụ cho việc phân tích của mình.

Thứ hai, không có lý rõ ràng về tầm quan trọng của các chỉ tiêu, cũng như mức độ tương quan giữa các chỉ tiêu này và kết quả xếp hạng.

Trên đây là những kinh nghiệm về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của một số nước trong khu vực và trên thế giới, được thu thập thông quađề tài khoa học “ Giải pháp hoàn thiện một bước việc phân tích, xếp loại doanh nghiệp đối với trung tâm thông tin tín dụng (CIC)”. Những tài liệu tham khảo trên đã góp phần rất đáng kể vào quá trình xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp Việt nam củađề tài này.Sẽ là bài học quí giá nếu biết tân dụng, học hỏi những kinh nghiệm đóđể vận dụng vào việc xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp Việt nam của tác giả.

Với quan điểm đó, tác giả sẽ cố gắng học hỏi, kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây cũng nhưkinh nghiệm hoạt động xếp hạng doanh nghiệp của các nước vàở Việt Nam. Tuy nhiên, qua các tài liệu thu thập được và thực tế cho thấy chỉ có thể dễ hơn đối với những kiến thức công khai, còn các kiến thức ngầm, kinh nghiệm, bí quyết, kỹ năng, kỹ xảo thì lại không dễ dàng tìm kiếm được. Việc này bắt buộc phải học tập trực tiếp hoặc thông qua các chuyên gia nắm giữ những kiến thức đó.Đối với bản thân của tác giả thì việc này còn trở nên khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều.Vì vậy, trong luận văn này tác giả chỉ có thểđưa ra được mô hình xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp ở Việt nam một cách thích hợp nhất có thể.

Một phần của tài liệu Tiểu luận - Xếp hạng tín dụng pdf (Trang 46 - 49)