Cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài tác động tới công ty cổ phần dịch vụ du lịch Bến Thành, trên cơ sở đó nhận dạng các yếu tố cơ hội, đe dọa và xây dựng mô thức EFAS cho doanh nghiệp (Trang 25 - 29)

2.2. Các yếu tố của môi trường ngành

2.2.1.Cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành, số lượng các doanh nghiệp lữ hành ngày càng tăng. Tại thành phố Hồ Chí Minh, tổng cộng có khoảng 431 cơng ty lữ hành nội địa đang hoạt động, 568 công ty lữ hành quốc tế. Đối thủ cạnh tranh chính của Bến Thành Tourist là những cơng ty lớn đã có thời gian hoạt động mạnh trong ngành, gồm các công ty: Công ty dịch vụ lữ hành SaiGontourist, Công ty du lịch & tiếp thị GTVT Việt Nam – Viettravel, Công ty Cổ Phần Lữ Hành Fiditour, cơng ty dịch vụ du lịch Hồ Bình, cơng ty thương mại dịch vụ du lịch Tân Định, công ty du lịch Thanh niên Xung phong, công ty du lịch Lửa Việt. Những công ty này cạnh tranh chủ yếu về chất lượng tổ chức, phục vụ, sự khác biệt độc đáo và khả năng thương thuyết,… cho đến yếu tố chất lượng và giá cả. Trong đó, đối thủ mạnh nhất là cơng ty dịch vụ du lịch lữ hành Saigontourist, Công ty du lịch & tiếp thị GTVT Việt Nam – Viettravel, Công ty Cổ Phần Lữ Hành Fiditour. Viettravel hiện đang là đơn vị dẫn đầu về doanh thu lữ hành tại Việt Nam, xếp trên các doanh nghiệp khác như Saigon Tourist, BenThanh Tourist. Trong khi đó Saigon Tourist là

đơn vị có ưu thế về cơ sở vật chất và tiềm lực về vốn, được nhà nước hỗ trợ mạnh khi kinh doanh trong nhiều lĩnh vực như lữ hành, lưu trú, giải trí với tổng cộng 18 chi nhánh trên cả nước. Fiditour đã đầu tư xây dựng hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ nghiêm ngặt để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng.

Đối với các công ty liên doanh trong lĩnh vực du lịch, đối thủ của BenThanh Tourist phải kể đến công ty Liên doanh Du lịch Exotissimo-Cesais và công ty liên doanh du lịch Apex Việt Nam. Các công ty này chuyên phục vụ khách quốc tế, mỗi doanh nghiệp chỉ mạnh ở một hoặc hai thị trường khách. Như công ty liên doanh du lịch Apex Việt Nam mạnh ở thị trường khách Nhật Bản, công ty liên doanh du lịch Exotissimo- Cesais mạnh ở thị trường khách Đài Loan. Do vậy, nếu xét từng thị trường khách, những công ty này là đối thủ cạnh tranh, có thể chia sẻ khách của cơng ty. Thế mạnh chủ yếu của những đơn vị này là có đầu mối khai thác khách từ nước ngoài, bộ máy tổ chức gọn nhẹ, am hiểu tâm lý du khách, cách tổ chức tour, kỹ thuật khai thác khách,…

Cịn lại các cơng ty lữ hành vừa và nhỏ khác rất đơng và đa dạng đã góp phần chia nhỏ thị trường khách của BenThanh Tourist. Yếu tố cạnh tranh chủ yếu là vấn đề giá cả. Các công ty này thường hoạt động với quy mô nhỏ, lượng khách do các công ty này phục vụ chiếm tỷ trọng khơng đáng kể. Có thể thấy, thị trường kinh doanh du lịch trong nước rất đa dạng các doanh nghiệp, đặc biệt ở Tp. Hồ Chí Minh thì lượng doanh nghiệp này càng lớn. Các cơng ty có thời gian hoạt động trong ngành lâu dài là các đối thủ cạnh tranh mạnh của Bến Thành Tourist, do đó cường độ cạnh tranh trong ngành đang tăng.

Các rào cản rút lui khỏi ngành

Rào cản rút lui về vốn đầu tư và công nghệ do cơ sở vật chất, hạ tầng cũng như giao thơng đầu tư cho các dịch vụ hiện có trong BenThanh Tourist cũng như ngành du lịch là rất lớn. Cụ thể, BenThanh Tourist có vốn điều lệ của cơng ty là 250 tỷ đồng. Bến Thành Tourist hiện đang sở hữu 28 nhà hàng, cở sở kinh doanh, cửa hàng, văn phòng du lịch, 2 khách sạn, 1 cao ốc căn hộ cho thuê và 2 văn phòng cho thuê. Tất cả những cơ sở kinh doanh này đều toạ lạc ở những vị trí rất đẹp tại khu trung tâm Tp. Hồ Chí Minh.

Cơng ty có đội xe bao gồm các loại xe 6, 25, 35, 45 chỗ,….phục vụ cho hoạt động cung cấp dịch vụ. Vì vậy nếu muốn rút lui khỏi a các công ty trong ngành cao.

Đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ

Để phát triển trong ngành du lịch, các cơng ty phải có khả năng tạo ra được sự khác

biệt của sản phẩm dịch vụ. BenThanh Tourist luôn làm mới sản phẩm, dịch vụ của mình để phù hợp với thời cuộc. Đối với thị trường khách đi du lịch nước ngồi, Bến Thành Tourist là cơng ty đầu tiên tổ chức tour du lịch sang Nhật “ Ngắm Hoa Anh Đào” và tour du lịch vòng quanh Châu Âu kết hợp với xem World Cup tại Đức và nhận được nhiều phản hồi rất tốt từ khách hàng.

Hiện nay các tour du lịch đi Nhật để phục vụ cho du khách và các doanh nghiệp Việt Nam sang khảo sát thị trường Nhật cũng như tour du lịch tham quan Châu Âu được công ty tổ chức thường xuyên. Du lịch nội địa được cơng ty thật sự quan tâm, ngồi các tour du lịch truyền thống, công ty đã thiết kế các tour mới thật độc đáo rất được khách hàng quan tâm và các loại hình du lịch đa dạng để thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách trong nước.

Công ty là doanh nghiệp du lịch nhiều tâm huyết và khát vọng trong việc đánh thức vẻ đẹp tiềm ẩn của các vùng du lịch trong nước và quốc tế. Trên thị trường du lịch quốc tế, BenThanh Tourist là doanh nghiệp du lịch Việt Nam đầu tiên tổ chức chuyến press trip khảo sát thị trường du lịch Bhutan, tổ chức các hành trình tương tự khai phá thị trường du lịch Bali, New Zealand, Australia, Lệ Giang (Trung Quốc), … tạo ra hàng loạt chuỗi sản phẩm đáp ứng tốt thị hiếu của khách hàng. Đối với thị trường du lịch trong nước, thương hiệu BenThanh Tourist gắn liền với những tour trải nghiệm độc đáo, khám phá trọn vẹn vẻ đẹp đầy sắc màu văn hóa, lịch sử của vùng đất bản địa, được cộng đồng đón nhận nhiệt liệt. Các sản phẩm du lịch được trau chuốt trong từng nội dung, lựa chọn cẩn thận từng điểm đến, đảm bảo đem lại những trải nghiệm giàu cảm xúc và chân thật, hướng đến những giá trị nhân văn, nhân bản.

Ngành du lịch lữ hành là ngành có cấu trúc phân tán, rất nhiều doanh nghiệp hoạt động nhưng khơng có doanh nghiệp nào đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại. Năm 2021, các chỉ tiêu du lịch tiếp tục giảm sâu hơn so với năm 2020. Theo thống kê, khách du lịch nội địa 11 tháng của năm 2021 ước đạt 34,75 triệu lượt, tổng thu đạt 167,7 nghìn tỷ đồng, giảm 40,1% so với cùng kỳ năm 2020. Năm 2020, đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát trên toàn cầu, du lịch Việt Nam lao đao khi mất tới 80% lượng khách quốc tế so với năm 2019, khách nội địa sụt giảm gần 50%, khiến toàn ngành thiệt hại khoảng 23 tỷ USD.

Sau dịch Covid-19, ngành du lịch tuy bị tổn thất nặng nề nhưng du lịch được xem là ngành có khả năng phục hồi sớm hơn so với các ngành kinh tế, dịch vụ khác. Xu hướng phát triển trở lại vào cuối năm 2021 khi các yếu tố về dịch bệnh dần được kiểm soát, đặc biệt khi thị trường du lịch và các xu hướng du lịch mới đang được chính các quốc gia và khách du lịch định hình lại.

Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch

Năm 2021 được xem là năm đầy khó khăn đối với ngành du lịch Việt Nam. Các doanh nghiệp lữ hành rơi vào tình trạng khủng hoảng, 90-95% dừng hoạt động; chuyển ngành nghề, đổi mơ hình kinh doanh, cắt giảm nhân sự. Lượng doanh nghiệp lữ hành xin thu hồi giấy phép kinh doanh chiếm trên 35% tổng số đã được cấp, phần còn lại dừng hoạt động. Các doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch cũng dừng hoạt động. Tuy nhiên, vào những tháng cuối của năm 2021, du lịch đã có sự khởi sắc trở lại, du lịch nội địa đang từng bước phục hồi. Hà Nội đón 4 triệu lượt khách; Đà Nẵng đón 1,1 triệu lượt; Lâm Đồng đón 2,2 triệu lượt; Quảng Ninh đón 4,3 triệu lượt; … Dù dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp nhưng du lịch Việt vẫn duy trì quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch Việt Nam ra các thị trường khách quốc tế mục tiêu, trọng điểm qua các hình thức E- marketing. Mặt khác, ngành triển khai kế hoạch hành động phục hồi du lịch Việt Nam trong tình hình mới; chuẩn bị sẵn sàng để mở lại du lịch quốc tế khi điều kiện cho phép. Công tác truyền thông, quảng bá, xúc tiến trên mạng xã hội và một số nền tảng trực tuyến tiếp tục được tăng cường trong năm 2021. Các doanh nghiệp du lịch cũng chủ động xây

dựng các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, chương trình kích cầu, khuyến mại phù hợp với điều kiện thực tế. Có thể thấy rằng, du lịch Viêt Nam cuối năm 2021, đầu năm 2022 đã phục hồi và có tốc độ tăng trưởng tích cực, dự báo sẽ có sự cạnh tranh gay gắt hơn từ các doanh nghiệp, từ đó cường độ cạnh tranh trong ngành sẽ ngày càng gay gắt hơn.

Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong thị trường du lịch đối với BenThanh Tourist là rất lớn. Sự cạnh tranh từ những doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành lớn, sự tăng trưởng của ngành du lịch trong thời gian sắp tới sẽ khiến cho mức độ cạnh tranh ngày càng cao. Bên cạnh đó, những rào cản rút lui khỏi ngành cao đòi hỏi BenThanh Tourist nói riêng và các doanh nghiệp du lịch nói chung phải ngày càng cạnh tranh với nhau để có những chỗ đứng nhất định trong ngành, nếu không sẽ bị loại bỏ khỏi ngành và tổn thất nặng nề. Vậy nên, có thể kết luận rằng cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại cao dẫn đên cường độ cạnh tranh trong ngành du lịch cũng tăng theo.

Đánh giá cơ hội và thách thức đối với BenThanh Tourist:

Cơ hội:

- Tốc độ tăng trưởng ngành cao cho phép BenThanh Tourist có nhiều cơ hội phát

triển trong ngành và tạo được nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai.

- Cơng ty đã có thời gian hoạt động mạnh trong ngành, đặc điểm sản phẩm dịch vụ

cải tiến, có sự đa dạng là cơ hội lớn để phát triển cũng như thu hút khách hàng , điều này làm cho BenThanh Tourist có cơ hội cạnh tranh cao trong ngành.

Thách thức: (T1): Một trong những thách thức lớn của Bến Thành Tourist là sự

cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh lớn mạnh, có vị thế trong thị trường. Điều này tác động lớn đến hoạt động kinh doanh cũng như chính sách phát triển của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài tác động tới công ty cổ phần dịch vụ du lịch Bến Thành, trên cơ sở đó nhận dạng các yếu tố cơ hội, đe dọa và xây dựng mô thức EFAS cho doanh nghiệp (Trang 25 - 29)